Viêm niệu đạo là một bệnh lý được cho là nguyên nhân dẫn đến các bệnh phụ khoa ở nữ giới. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh và mức độ bệnh trở nặng hơn so với nam giới là tương đối cao. Bệnh cũng gây ra các biến chứng khiến bệnh nhân đau đớn hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Vậy viêm niệu đạo là bệnh như thế nào? Có cách gì chữa khỏi không? Triệu chứng của nó như thế nào? Hãy cùng Otis Việt Nam đi tìm câu trả lời nhé!
Viêm niệu đạo: Từ một bệnh dẫn đến nhiều bệnh
Nếu bị nhiễm viêm niệu đạo thường xuyên, chị em có thể mắc bệnh viêm vùng chậu, viêm âm đạo, viêm ống dẫn trứng, mang thai ngoài tử cung, sỏi thận, suy thận, vô sinh,…
Bởi vì nếu không được điều trị kịp thời, các phần bị viêm nhiễm có thể bị lan rộng sang các cơ quan khác và gây bệnh. Và thành viêm niệu đạo mãn tính. Ở giai đoạn mãn tính, viêm nhiễm có thể lan sang máu gây nhiễm trùng máu và dẫn đến tử vong.
Vì thế, chị em khi gặp các dấu hiệu bất thường trên cơ thể thì cần đi khám ngay.
Thế nào là viêm niệu đạo?
Viêm niệu đạo hay viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm ống dẫn nước tiểu do các vi khuẩn có hại gây nên. Thường thì ở đường tiết niệu không có các vi khuẩn phát triển. Nhưng những thay đổi trong môi trường âm đạo như thiếu hoặc dư thừa Estrogen, IgA cổ tử cung và pH âm đạo thấp làm tác động đến khả năng sinh sản của vi khuẩn trong trực tràng và gây viêm niệu đạo.
Ngoài ra, khi mắc các bệnh về đường sinh dục điển hình như lậu cầu, giang mai, virus HPV, nhiễm khuẩn Chlamydia, trùng roi âm đạo,… Thì chị em phụ nữ cũng có khả năng rất cao bị viêm đường tiết niệu. Theo thống kê có đến 50% nữ giới mắc viêm niệu đạo do mắc lậu cầu.

Dấu hiệu và triệu chứng của viêm niệu đạo
Ngoài triệu chứng đặc trưng ở bệnh viêm niệu đạo là đau đớn khi tiểu tiện, thì còn có các dấu hiệu và triệu chứng sau:
- Âm đạo tiết dịch nhiều bất thường loãng, có mủ và mùi hôi
- Đau rát khi quan hệ dẫn đến sợ quan hệ, giảm hoặc mất ham muốn tình dục
- Đau vùng chậu và đau bụng dưới
- Đau, ngứa rát, sưng và khó chịu ở vùng kín
- Rối loạn tiểu tiện: tiểu rắt, tiểu khó, thường xuyên buồn tiểu
- Xuất hiện máu và mủ khi tiểu tiện
- Mệt mỏi, buồn nôn, sốt và ớn lạnh
Vì sao bị mắc bệnh viêm niệu đạo?
Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây viêm niệu đạo bao gồm:
Vệ sinh sai cách và không sạch sẽ
Chị em hay tưởng rằng cứ dùng các dung dịch vệ sinh, sữa tắm, xà phòng để rửa vùng kín hoặc thụt rửa âm đạo là cách vệ sinh sạch sẽ và bảo vệ cơ quan sinh dục.
Nhưng những điều đó lại phản tác dụng và gây các bệnh viêm nhiễm ở vùng kín, dẫn đến các biến chứng nặng nề. Bởi do xây xước trong quá trình thụt rửa và mẫn cảm với các loại dung dịch và chất rửa vùng kín.
Mặc đồ quá bó gây viêm niệu đạo
Việc mặc đồ quá bó, đặc biệt là đồ lót sẽ gây bí bách, ẩm ướt vùng kín. Khiến các vi khuẩn có hại thuận lợi phát triển hơn gây ra bệnh phụ khoa.
Cũng có thể do bị cọ xát gây tổn thương ở vùng kín.

Với các thành phần thảo dược tự nhiên, viên đặt phụ khoa Tannin giúp ngăn ngừa các bệnh viêm vùng kín, trong đó có viêm niệu đạo.
Do các thay đổi sinh lý
Trong chu kỳ kinh nguyệt, khi mang thai hoặc cho con bú là thời gian mà sức đề kháng và hệ miễn dịch của chị em phụ nữ suy giảm nhiều nhất. Đây là điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh.
Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai nếu mẹ bầu bị mắc các bệnh về bàng quang, tiểu đường,…cũng dễ bị mắc bệnh.
Nhịn tiểu dẫn đến viêm niệu đạo
Rất nhiều chị em hay có thói quen nhịn tiểu. Việc này làm cho bàng quang chịu áp lực lớn, khiến nước tiểu chứa vi khuẩn tràn ngược lên ống niệu đạo và gây hại. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh trở nặng hơn.
Đời sống tình dục phức tạp
Việc quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ không sử dụng biện pháp an toàn, hay không vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ. Đều là lý do khiến chị em phụ nữ mắc các bệnh về đường tình dục.
Nhẹ có thể là mụn sinh dục, sùi mào gà, viêm âm đạo,… nặng hơn là lậu cầu, giang mai, HIV, Candida, trùng roi âm đạo,… Trong đó có viêm niệu đạo.
Do các phẫu thuật ngoại khoa
Các phẫu thuật đặt vòng tránh thai, đặt ống thông tiểu, nạo phá thai,… nếu thực hiện không đảm bảo an toàn có thể gây viêm nhiễm

Mắc bệnh ở thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh
Nếu chị em ở thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh mà mắc các bệnh liên quan đến bàng quang, tiểu đường,… có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
Dị tật bẩm sinh
Một số trường hợp bị các dị tật bẩm sinh ở vùng kín, ở đường tiết niệu cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. Nên phải cực kỳ cẩn thận!
Phương pháp phòng tránh và điều trị
Chị em phụ nữ nên tạo nên một số thói quen tốt giúp phòng ngừa bệnh và tăng hiệu quả trong điều trị như:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách. Chọn loại dung dịch vệ sinh phù hợp.
- Chọn đồ lót thoáng khí, phù hợp. Tốt nhất là loại cotton.
- Tuyệt đối không nên nhịn tiểu. Hành động này không những gây viêm niệu đạo còn có thể gây ra các bệnh khác liên quan đến thận hoặc bàng quang.
- Quan hệ tình dục có sử dụng biện pháp an toàn như bao cao su. Vệ sinh trước và sau khi quan hệ. Chung thủy với một đối tượng.

- Sinh hoạt điều độ: rèn luyện thể thao để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Điều chỉnh chế độ và thực đơn phù hợp: đủ chất, đủ bữa, không nên sử dụng các chất kích thích, các thực phẩm nhiều chất béo, hoặc nhiều chất có hại cho cơ thể.
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần.
- Theo dõi Otis để biết thêm nhiều thông tin bổ ích hơn!
Trên đây là thông tin mà OTIS cung cấp cho bạn. Mong bài viết sẽ có ích đối với bạn!
Câu hỏi thường gặp
Viêm niệu đạo hoàn toàn có thể lây lan. Các con đường lây lan có thể là:
– Tiếp xúc với dịch nhầy, máu, mủ của người bệnh
– Lây nhiễm qua quan hệ tình dục
– Lây từ mẹ sang con
Chuyên gia cho biết viêm niệu đạo không thể tự khỏi được mà cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh đặc trị kết hợp với vật lý trị liệu mới có thể chữa khỏi bệnh.
Otis Việt Nam
- Website: https://otisvietnam.vn/
- Hotline: 088 666 059
- Email: otisvietnam2021@gmail.com
- Địa chỉ: 7A- Lê Đức Thọ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội