Theo GLOBACA 2020, số lượng bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng đứng thứ 19 trên thế giới. Ở Việt Nam, số phụ nữ mắc bệnh này khoảng hơn 1 nghìn trường hợp và có đến hơn 9 trăm ca tử vong mỗi năm.
Con số trên cũng đã đủ để liệt kê ung thư buồng trứng vào danh sách các bệnh lý nguy hiểm nhất ở nữ giới. Hơn nữa, các ca bệnh được phát hiện đều đã ở giai đoạn cuối của bệnh. Và tỉ lệ sống sót sau 5 năm chỉ có khoảng 30%.
Vậy đây là bệnh như thế nào? tại sao nó lại nguy hiểm như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Tại sao ung thư buồng trứng lại nguy hiểm?
Càng phát hiện muộn, tỉ lệ chữa khỏi và sống sót của bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng càng thấp đi.
Nhưng việc phát hiện kịp thời lại vô cùng khó. Bởi cũng như các bệnh ung thư khác, đều không có các dấu hiệu hay triệu chứng sớm. Khi phát hiện được thì đều là ở giai đoạn muộn.
Vậy làm sao mới có thể điều trị kịp thời?
Cách tốt nhất chính là đi khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng một lần. Khi chị em cảm thấy cơ thể có dấu hiệu nào khác thường, nên đi khám ngay. Rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh ung thư.

Ung thư buồng trứng là bệnh gì?
Tình trạng ở một hoặc cả hai buồng trứng hình thành các khối u ác tính. Và các tế bào bên trong phát triển một các bất thường không theo sự kiểm soát hay nhu cầu của cơ thể. Đó là ung thư buồng trứng.
Các tế bào ung thư này có thể lan sang các cơ quan xung quanh khác phá huỷ các mô. Đồng thời còn di căn tới những cơ quan ở xa trong cơ thể và phát triển thành ung thư thứ phát tại đó.
Các thể của bệnh được chia thành:
- Ung thư biểu mô buồng trứng
- Ung thư tế bào mầm
- Ung thư mô đệm
Phổ biến nhất là thể Ung thư biểu mô buồng trứng.
Các giai đoạn của bệnh ung thư buồng trứng
Để thuận lợi cho việc chẩn đoán, theo dõi và điều trị. Các chuyên gia đã chia bệnh thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1
Là giai đoạn dễ điều trị nhất. Khi các khối u vẫn được kiểm soát và chưa lây lan sang các khu vực ngoài buồng trứng hoặc ống dẫn trứng.
Các tế bào ung thư mới hình thành, chúng nằm trong buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc cả hai bên. Ở cuối giai đoạn 1, các tế bào ung thư sẽ phá vỡ bề mặt buồng trứng và lan rộng ra ngoài.
Giai đoạn 2
Bệnh đã có dấu hiệu chuyển xấu khi các tế bào ung thư đã dần lây lan rộng hơn. Cụ thể là lây lan sang các sang các khu vực lân cận buồng trứng trong xương chậu. Như đại tràng, trực tràng, bàng quang,…
Giai đoạn 3
Tại giai đoạn này, ung thư đã lây lan ra tận các cơ quan khác trong ổ bụng. Theo thống kê, có tới 51% các ca bệnh phát hiện tại giai đoạn này.
Các khối u có kích thước với đường kính trung bình là 2cm. Lan từ xương chậu lên các vùng trên ổ bụng.
Giai đoạn 4
Đây là giai đoạn phức tạp nhất của bệnh, việc điều trị bệnh đã trở nên khó khăn hơn. Bởi không thể kiểm soát được các tế bào ung thư.
Tế bào ung thư lúc nào đã lan tới các chất lỏng xung quanh phổi, di căn vào phổi, tiến triển lên não và gây các bệnh về khu vực đó.

Các triệu chứng của ung thư buồng trứng
Thực tế, chị em thường coi nhẹ hay hiểu lầm những triệu chứng ung thư là của các bệnh khác. Đây là lý do bệnh bị phát hiện muộn. Chị em nên chú ý về các dấu hiệu trên cơ thể, đặc biệt là các dấu hiệu sau:
Rối loạn tiêu hoá
Đầy bụng, đầy hơi, táo bón sẽ thường xuyên xuất hiện. Đây có thể không phải chỉ đơn giản là bệnh về rối loạn tiêu hoá mà còn là dấu hiệu của sự phát triển của các tế bào gây ung thư ở buồng trứng. Do các khối u to lên và chèn ép lên phần dạ dày, ruột.
Đau vùng chậu do ung thư buồng trứng
Đau xương chậu là triệu chứng cụ thể nhất của việc đau vùng chậu. Nhiều chị em nhầm với đau do khó tiêu hoặc đau do kỳ kinh nguyệt. Nhưng đấy không hẳn là nguyên nhân khiến đau xương chậu.
Nếu bị đau xương chậu mà không phải trong chu kỳ kinh nguyệt thì Otis khuyên chị em nên đi khám ngay. Đó có khả năng cao là do tế bào gây ung thư phát triển trong buồng trứng.
Bụng bị to ra
Nhiều người cho răng đây là do mang thai hoặc do béo phì. Nhưng nó lại có thể là do khối u ung thư trong buồng trứng gây nên.
Đau lưng và đau vùng bụng dưới
Khi các tế bào ung thư di căn và các khối u to lên cũng khiến chị em bị đau lưng và đau bụng dưới.
Mệt mỏi, sút cân đột ngột
Mệt mỏi, sút cân không phải do ăn kiêng hay vận động nhiều có thể là cảnh báo giai đoạn đầu của ung thư buồng trứng.

Chảy máu âm đạo bất thường
Bị chảy máu âm đạo bất thường, đau vùng kín và rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu đặc trưng của ung thư buồng trứng.
Đau khi quan hệ tình dục
Đau khi quan hệ là triệu chứng của rất nhiều bệnh nguy hiểm chứ không riêng gì ung thư buồng trứng. Nếu bị tình trạng này kéo dài chị em cần đi khám ngay.
Việc để ý, theo dõi cơ thể giúp bạn phát hiện những thay đổi, dấu hiệu của cơ thể, thuận tiện cho việc chăm sóc cũng như điều trị kịp thời khi bị bệnh.
Vì sao chị em mắc ung thư buồng trứng?
Mặc dù chưa rõ nguyên nhân gây ra bệnh nguy hiểm này ở chị em phụ nữ. Nhưng có các nghiên cứu chỉ ra những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể là:
- Do di truyền: chị em có thể di truyền nếu mẹ và chị gái của mình có tiền sử mắc bệnh.
- Đã từng mắc các bệnh ung thư ung thư đại tràng, ung thư vú.
- Phụ nữ chưa từng sinh con sẽ có nguy cơ mắc cao hơn.
- Sử dụng bột talc: loại bột này có nhiều trong phấn rôm.
- Do điều trị hormon estrogen thay thế.
- Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh cũng có khả năng cao bị mắc bệnh.
- Biến chứng từ các bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Phòng tránh và điều trị bệnh

Chị em không thể tránh hoàn toàn việc mắc bệnh. Nhưng vẫn có khả năng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Cũng như giúp việc điều trị tiến triển tốt hơn.
- Duy trì cân nặng: Béo phì khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Vì thế chị em nên điều chỉnh cân nặng hợp lý.
- Mang thai và sinh sản đúng độ tuổi: Khi chị em mang thai ở tuổi trên 30, sẽ bị các rủi ro rất cao. Ngoài ảnh hưởng đến em bé, sức khoẻ của thai phụ cũng bị ảnh hưởng không ít.
- Khám sức khoẻ định kỳ và đi khám ngay khi có thay đổi, triệu chứng bất thường ở cơ thể.
- Thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư. Đặc biệt khi gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư.
- Nếu chị em đang trong thời gian điều trị bệnh, cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ, giữ thái độ tích cực khi điều trị. Giúp tăng tỷ lệ thành công cao.
Câu hỏi liên quan
Người phụ nữ mắc bệnh này vẫn có khả năng mang thai và sinh con. Nhưng trước khi quyết định mang thai cần thực hiện tầm soát ung thư.
– Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, khối u mới ở một bên buồng trứng: Bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ bên bị mắc bệnh. Chị em vẫn có thể mang thai
– Nếu bệnh đã bị di căn sang vùng lân cận: Cần xem xét cẩn thận. Vì việc xạ trị có thể ảnh hưởng tới thai nhi
– Nếu bệnh ở giai đoạn nặng hơn thì chị em không còn khả năng sinh con
– Thịt gà
– Cá
– Rau củ, trái cây tươi
– Thực phẩm giàu tinh bột
– Thực phẩm giàu protein
– Chất béo có lợi
Trên đây là thông tin Otis muốn chia sẻ cho chị em. Đây là một loại bệnh nguy hiểm. Chị em nên cẩn thận và lạc quan khi điều trị. Chúc chị em luôn khoẻ mạnh!
Otis Việt Nam
- Website: https://otisvietnam.vn/
- Hotline: 088 666 059
- Email: otisvietnam2021@gmail.com
- Địa chỉ: 7A- Lê Đức Thọ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội