Thứ Sáu, Tháng Sáu 9, 2023
spot_img

Tuyến Bartholin Là Gì? Các Bệnh Lý Thường Gặp Ở Tuyến Bartholin?

Dành cho bạn

Tuyến bartholin là một tuyến nhỏ trong cơ quan sinh dục nữ. Dù nhỏ nhưng cũng là vị trí có thể nhiễm bệnh và cần được chú trọng.

Vậy tuyến Bartholin cụ thể là gì? Các bệnh thường gặp và cách phòng tránh, điều trị như thế nào? Hãy cùng Otis giải đáp những câu hỏi ấy qua bài viết này.

Tuyến Bartholin là gì

Tuyến Bartholin là một tuyến nhỏ thuộc cơ quan sinh dục ngoài nên rất khó nhìn hay nhận thấy bằng mắt thường.

Cấu tạo

  • Có dạng hình cầu, kích thước từ 0.5 – 1cm, nằm ở dưới da trong hai bên âm đạo.
  • Cấu tạo bởi các tế bào trụ tiết nhầy, tiết ra những giọt chất nhầy dẫn vào một ống dẫn dài 2.5cm.

Chức năng

  • Tiết ra các chất nhầy trong bề mặt âm hộ, giúp giữ ấm và bôi trơn âm đạo trong khi quan hệ tình dục.
Chức năng của tuyến Bartholin
Chức năng của tuyến Bartholin

Bệnh thường gặp ở tuyến Bartholin

Tuyến Bartholin nằm ở vị trí khá nhạy cảm của nữ giới và có thể gặp phải hai bệnh lý là nang tuyến Bartholin và ung thư tuyến Bartholin. Nhưng phổ biến chủ yếu là bệnh nang tuyến Bartholin.

Chị em cần đặc biệt lưu ý để bảo vệ cho “cô bé” được khỏe mạnh nhé.

Nang tuyến Bartholin

Đây là bệnh lý khó nhận biết và có tính nguy hiểm cao. Xảy ra do tình trạng nhiễm trùng bởi các tác nhân vi khuẩn trong âm đạo.

Bệnh chiếm tỷ lệ 2% trong các bệnh phụ khoa ở nữ giới. Tỷ lệ mắc bệnh nhỏ và có dấu hiệu không rõ ràng. Khiến nhiều chị em thường nhầm lẫn và không phát hiện ra bệnh cho tới khi tình hình viêm trở nên nghiêm trọng hơn.

Nữ giới mọi độ tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh đặc biệt phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản.

Dấu hiệu của nang tuyến Bartholin

Bệnh thường gặp ở vùng âm hộ. Đây là một loại tổn thương dạng nang, kích thước 1.5 – 3cm. Với tình trạng viêm sưng hoặc phù to (thường xuất hiện ở một bên của âm đạo).

  • Khi các nang tuyến còn nhỏ: không có triệu chứng nào cụ thể. Thường được phát hiện khi các chị em cảm thấy một khối sưng nhỏ, không đau ngay cửa âm đạo. Hoặc bởi các bác sĩ khám phụ khoa.
  • Khi tình trạng sưng tấy trở nên nghiêm trọng. Có đường kính lớn hơn 1cm sẽ gây khó chịu, đau đớn khi ngồi và lúc quan hệ tình dục. Nặng hơn, nang tuyến bị nhiễm trùng sẽ cứng, sưng, chứa mủ. Bệnh nhân có dấu hiệu sốt, khó khăn cả khi đi lại.

Bệnh này làm tuyến Bartholin không tiết ra được chất nhầy, khiến bàng quang bị kích thích. Người bệnh có thể gặp triệu chứng rối loạn tiểu tiện.

Bệnh nang tuyến bartholin
Bệnh nang tuyến bartholin

Độ nguy hiểm và biến chứng

Khi nang tuyến có kích thước nhỏ. Bệnh thường không có triệu chứng gì cụ thể và có thể tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, khi nang tuyến bị nhiễm trùng sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Và gây khó khăn cho cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Nguyên nhân nang tuyến Bartholin

Nang tuyến Bartholin có nguyên nhân chủ yếu do các ống tuyến bị tắc nghẽn trong khi chất nhầy vẫn tiếp tục tiết ra. Điều này khiến các chất nhầy sẽ bị tích tụ lại làm hình thành nang có thành mỏng.

Nang tuyến Bartholin thường vô trùng. Nhưng trong một số trường hợp, ống dẫn của tuyến bị tắc nghẽn sẽ gây nhiễm trùng và tạo thành áp – xe tuyến Bartholin.

Tình trạng nhiễm trùng nang tuyến được gây ra do một số tác nhân chính:

  • Chấn thương vùng kín của nữ giới.
  • Bởi các loại vi khuẩn lây qua đường tình dục như: Lậu, Chlamydia hoặc vi khuẩn đường ruột E.coli.

Phụ nữ có thể bị lây nhiễm bởi các vi khuẩn trong lúc quan hệ tình dục từ bạn tình của mình. Cần các biện pháp quan hệ tình dục an toàn và bảo vệ thích hợp.

Biện pháp điều trị bệnh

Các biện pháp điều trị nang tuyến Bartholin phụ thuộc rất nhiều vào kích thước và tình trạng bệnh. Chị em cần tuân theo chỉ dẫn và lắng nghe tư vấn kỹ càng từ bác sĩ để chọn cách chữa trị phù hợp.

  • Với nang tuyến nhỏ hơn 3cm Còn với những triệu chứng nhẹ thì không cần quá lo lắng, chỉ cần ngâm hoặc chườm ấm vùng âm đạo.
  • Với nang tuyến lớn hơn 3cm và áp – xe cần rạch và đặt dẫn lưu dưới gây tê tại chỗ để hút sạch mủ tồn đọng.
  • Khoảng 20% trường hợp nang tuyến sẽ bị tái phát nên cần thăm khám thường xuyên sau khi đã điều trị.
chăm sóc sức khỏe phụ khoa
chăm sóc sức khỏe phụ khoa

Cách bảo vệ tuyến Bartholin 

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, không có biện pháp nào có thể hoàn toàn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Chị em nên chú ý những điều sau đây để bảo vệ cơ thể luôn được khỏe mạnh và tự tin nhất.

  • Chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Giữ vùng kín luôn được khô ráo, sử dụng các dung dịch vệ sinh phù hợp cho “cô bé” của bạn.
  • Khi vệ sinh vùng kín, không nên thụt rửa sâu và nên lau từ trước ra sau để vi khuẩn từ hậu môn không gây viêm nhiễm cho âm đạo.
  • Đặc biệt, cần chú ý quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn để tránh nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục.
  • Khi có các dấu hiệu của bệnh cần đến ngay cơ sở y tế uy tín và nhận sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa bạn nhé.

Các câu hỏi thường gặp

Tuyến Bartholin là gì?

Là một tuyến nhỏ trong cơ quan sinh dục nữ. Có dạng hình cầu, kích thước từ 0.5 – 1cm, nằm ở dưới da trong hai bên âm đạo. Được cấu tạo bởi các tế bào trụ tiết nhầy, tiết ra những giọt chất nhầy dẫn vào một ống dẫn dài 2.5cm.
Có chức năng tiết ra các chất nhầy trong bề mặt âm hộ, giúp giữ ấm và bôi trơn âm đạo trong khi quan hệ tình dục.

Bệnh thường gặp ở tuyến Bartholin?

Có 2 bệnh tuyến Bartholin có thể mắc phải
– Nang tuyến Bartholin
– Ung thư tuyến Bartholin
Nhưng phổ biến nhất là bệnh nang tuyến Bartholin

Hãy chăm sóc cho sức khỏe phụ khoa để cơ thể bạn luôn được khỏe mạnh, thoải mái và tự tin thể hiện cá tính.

Otis Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết mới

Salad chay – Lựa chọn thông minh của sức khỏe

Salad chay với đầy đủ hương vị tươi ngon mà cách làm lại nhanh chóng và dễ dàng. Chỉ...
- Sản phẩm bán chạy -spot_img