Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
spot_img

Thoát Vị Và Các Loại Bệnh Thoát Vị Thường Mắc Phải

Dành cho bạn

Thoát vị xảy ra khi một phần của cơ quan nội tạng bị dịch xuyên qua thành mô trong cơ thể. Có một số vị trí bệnh mà thường gặp phải như bẹn, rốn, đùi và đĩa đệm. 

Bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn, người cao tuổi. Một số trường hợp nếu không phát hiện kịp thời sẽ thành biến chứng, cực kỳ nguy hiểm.

Sau đây, hãy cùng OtisVietNam tìm hiểu thoát vị là gì và các loại thường gặp để có cái nhìn tổng quan hơn trong việc phát hiện bệnh lý, điều trị và phòng ngừa.

Thoát vị là gì?

Thoát vị là những túi phình của cơ quan nội tạng hoặc bộ phận cơ thể khác bị nhô ra và dịch chuyển ra khỏi vị trí của chúng. Bệnh xảy ra khi các bộ phận đó bị đẩy xuyên qua một chỗ yếu hoặc lỗ hở của cơ thể.

Trường hợp những chỗ chỉ phồng lên khi bị áp lực hoặc căng, nó có khả năng hồi phục và không gây hại.

Nếu các mô bị kẹt lại lỗ hở đó mà không thể kéo ngược lại về vị trí ban đầu, gọi là thoát vị kẹt. Và đây là trường hợp nguy hiểm nhất. Vì mô bị kẹt đó bị thiếu sự cung cấp máu, dẫn đến mô chết.

Hầu hết các chứng bệnh không đe dọa đến tính mạng ngay lập tức. Nhưng chúng không tự biến mất. Nên bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật trong một số tình huống để ngăn các biến chứng nguy hiểm.

Các dấu hiệu và triệu chứng thoát vị điển hình

Phụ thuộc vào loại bệnh nào mà có các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Với bệnh ở bẹn rốn, dễ thấy là những khối phồng không gây đau, có thể tự hết. Khối phồng này nhìn rõ nhất khi bệnh nhân khóc, rặn, ho hoặc đứng.

Đối với bệnh ở trẻ em trai thì thoát vị sẽ làm bìu to ra, ở trẻ em gái thì môi (mô xung quanh âm đạo) có thể phồng to.

Các triệu chứng điển hình

  • Đau ở bụng, tinh hoàn hoặc vùng chậu
  • Khó chịu ở bụng
  • Bụng chướng
  • Khó chịu hoặc đau ở háng
Đau bụng hoặc đau vùng chậu
Đau bụng hoặc đau vùng chậu

Các triệu chứng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức

  • Những túi phình gây đau đớn không thể đẩy lùi vào ổ bụng một cách dễ dàng
  • Túi phình chuyển sang màu đỏ, tím, sẫm hoặc đổi màu
  • Không thải khí hoặc đi tiêu được

Ngoài ra, bệnh còn không có triệu chứng trong một số trường hợp. Bệnh nhân không biết mình bị bệnh trừ khi phát hiện ra trong khi đang khám sức khỏe định kỳ hoặc bệnh khác.

Nguyên nhân gây ra thoát vị

Các loại bệnh khác nhau có thể có những nguyên nhân khác nhau. Tổng quát, túi phình bắt đầu tạo áp lực lên một cơ quan hoặc ruột.

Thoát vị hình thành khi áp lực này xảy ra ở cùng khu vực với cơ hoặc mô bị suy yếu. Một số người được sinh ra với cơ yếu hoặc mô không phát triển đầy đủ. Nhưng hầu hết các bệnh nhân đều bị bệnh khi cơ thể lão hóa, cơ bắp yếu đi.

Thoát vị bẹn và xương đùi

Bệnh này là do các cơ bị suy yếu, có thể bẩm sinh. Hoặc có liên quan đến quá trình lão hóa và căng cơ lặp đi lặp lại ở vùng bụng và bẹn.

Sự căng thẳng đó có thể do gắng sức, làm việc nặng, béo phì, mang thai, ho thường xuyên hoặc rặn khi đi vệ sinh do táo bón.

Thoát vị rốn

Bệnh có thể bị gây ra trong thời kỳ mang thai. Ở người lớn khi bị áp lực ổ bụng quá nhiều có thể mắc phải.

Các nguyên nhân bao gồm béo phì, đa thai và phẫu thuật vùng bụng trước đó.

Thoát vị đĩa đệm

Hiện vẫn chưa tìm hiểu được nguyên nhân gây bệnh đầy đủ. Nhưng sự suy yếu của cơ hoành theo tuổi tác hoặc áp lực lên vùng bụng có thể đóng một yếu tố nào đó.

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng yếu hoặc căng cơ bao gồm:

  • Bẩm sinh, xảy ra trong quá trình phát triển trong bụng mẹ và có từ khi sinh ra
  • Sự lão hóa
  • Do chấn thương hoặc phẫu thuật
  • Làm việc nặng vất vả hoặc nâng tạ nặng
  • Ho mãn tính hoặc rối loạn tắc nghẽn mãn tính (COPD)
  • Mang thai, đặc biệt là mang đa thai
  • Táo bón
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Cổ trướng (tích nước trong bụng)
  • Hút thuốc lá, dẫn đến sự suy yếu của các mô liên kết
  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình có người mắc bệnh

Các loại thoát vị thường mắc phải

Hầu hết, vị trí bệnh thường xảy ra ở vùng bụng, giữa ngực và xương hông. Thoát vị bẹn và rốn chiếm phần lớn trong số đó. Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào loại và vị trí trong cơ thể. 

Sau đây là tiêu biểu một số loại mà chúng ta thường hay mắc phải:

Thoát vị bẹn

Đây là loại bệnh phổ biến nhất trong các loại thoát vị thành bụng. Ruột và bàng quang nhô ra ngoài thành bụng vào ống bẹn xuống bìu.

Các dấu hiệu và triệu chứng

Bệnh nhân có cảm giác tức nặng vùng bẹn rìu. Một hoặc 2 bên bìu phồng to lên thành khối phồng. Kích thước khối phồng đó tăng lên khi đi lại, đứng lâu, chạy nhảy hay vận động mạnh, ho, rặn. Và giảm hoặc biến mất khi người bệnh nằm yên.

Thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn

Ban đầu người bệnh có thể dễ dàng đẩy khối phồng lên ổ bụng. Nhưng nếu về sau, có biến chứng thoát vị kẹt và bẹn nghẹt thì khối phồng đó không thể đẩy lên được nữa.

Biến chứng thoát vị kẹt và bẹn nghẹt thực sự nguy hiểm. Lúc đó, bệnh nhân sẽ cảm giác đau đột ngột và dữ dội vùng bẹn, phát sốt, mạch đập nhanh. Khối phồng chuyển sang màu đỏ, tím hoặc sẫm. Khi đó phải lập tức đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời.

Một điều lưu ý là không phải tất cả những người bềnh đều gặp phải các triệu chứng trên.

Nguyên nhân

  • Bẩm sinh: tình trạng trẻ sơ sinh bị bệnh khi ống phúc tinh mạc không đóng lại hoàn toàn, gây ra một điểm yếu trên thành bụng. Thông thường, tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em trai cao hơn trẻ em gái.
  • Gây ra bởi cơ thành bụng yếu như khi về già, béo phì, mắc bệnh mất collagen trong mô, vết mổ vùng bẹn,…
  • Bởi các yếu tố làm tăng áp lực ổ bụng liên tục như: Táo bón kinh niên; Ho dai dẳng kéo dài; Thai kỳ; Các khối u lớn trong ổ bụng, u đại tràng, cổ chướng,…

Thoát vị rốn

Bệnh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh, thường là bé gái. Đây là tình trạng một phần nội tạng trong ổ bụng bị chui ra ngoài thành một khối lồi tại vùng rốn.

Khối phồng này có thể chứa dịch, một phần nội tạng như ruột hay các tổ chức khác từ ổ bụng. Thường có kích thước từ 1-3 cm. 

Bệnh ở trẻ có thể tự lành. Nhưng khi trẻ lên 4, bệnh vẫn chưa khỏi thì có thể cần phải phẫu thuật.

Rốn hoặc vùng gần rốn bị sưng
Rốn hoặc vùng gần rốn bị sưng

Người lớn cũng có thể mắc phải. Bệnh có thể xảy ra do béo phì, cổ trướng hoặc mang thai.

Các dấu hiệu và triệu chứng

Nhìn vào vùng rốn hoặc gần rốn, ta thấy xuất hiện một khối u mềm và phồng lên. Đối với, bệnh ở trẻ em thường không gây đau. Khối lồi của trẻ có thể biến mất khi nằm ngửa hoặc nằm thư giãn và hiện rõ khi ho, quấy khóc hoặc co mình. Đối với người lớn, bệnh thường gây khó chịu và đau. 

Nếu không điều trị bệnh sẽ gây tình trạng đau nhức, chỗ bị sưng tấy, đổi màu. Ở trẻ nhỏ xuất hiện tình trạng như bụng to, tròn, đầy hơn bình thường, kèm theo dấu hiệu nôn mửa, khó đi nặng hoặc phân có máu. Nếu xuất hiện các dấu hiệu này, cần mau chóng đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ điều trị.

Nguyên nhân

  • Do các cơ bụng tại vị trí dây rốn đi qua không đóng kín nên dẫn đến việc một phần nội tạng trong ổ bụng chui ra ngoài theo vết hở rốn. 
  • Do các mô mỡ hoặc một phần ruột xuyên qua khu vực gần rốn.

Thoát vị đùi

Bệnh do các mô mỡ hoặc một phần ruột chui qua chỗ yếu ở tam giác Scarpa xuống mặt trước đùi. Đây là loại thoát vị hay mắc phải, thường gặp ở nữ và tỷ lệ bị nghẹt rất cao từ 53 – 65%.

Căn cứ vào mức độ bệnh, ta chia làm 2 loại:

  • Thoát vị không hoàn toàn:  tạng chui xuống tam giác Scarpa, ra trước đùi, nằm dưới cân sàng.
  • Thoát vị hoàn toàn: tạng chui qua lỗ bầu dục và nằm trước cân sàng

Các dấu hiệu và triệu chứng

Đùi xuất hiện khối phình to, xuất hiện nhiều khi hoạt động đi lại nhiều, duỗi chân hoặc khi chân chịu tác động lực lớn. Chỗ phình này có thể to hơn khi đứng lên, nhỏ hơn khi nằm, kèm đau nhức trong mặt đùi.

Người mắc phải thoát vị đùi có thể bị phù một chân, đặc biệt là vào buổi chiều.

Khi khối phình ngày càng to hơn và đau nhiều hơn, có thể sẽ dẫn tới thoát vị nghẹt. Bệnh có các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, cảm giác đau đớn, nhịp tim nhanh hơn và bị táo bón nặng.

Thoát vị đùi
Thoát vị đùi

Nguyên nhân 

Tạm thời vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào xác định được nguyên nhân của thoát vị đùi.

Ở một số trường hợp, bệnh có thể do bẩm sinh, tuy nhiên đến khi trưởng thành mới xuất hiện các triệu chứng. Thông thường, các trường hợp này rất hiếm xảy ra.

Tuy nhiên, theo thực tiễn thăm khám và các thông tin ban đầu từ nghiên cứu, một số nguyên nhân được cho là gây ra bệnh như:

  • Mang thai nhiều lần dẫn đến cơ thành bụng yếu
  • Khung chậu co giãn ít trong quá trình phụ nữ thực hiện sinh đẻ
  • Do thừa cân, ho nhiều
  • Táo bón, gắng sức khi đại tiện, mang vác vật nặng

Thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, cấu tạo gồm 2 phần là bao sơ và nhân nhầy bên trong. Đĩa đệm giúp chịu lực do cột sống đè lên, có sự mềm dẻo cho cột sống.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm ở bên trong bị thoát ra ngoài, xuyên qua dây chằng. Nó chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh cột sống gây tê bì, đau nhức.

Bệnh thường là kết quả của sang chấn hoặc đĩa đệm bị thoái hóa, suy giảm, nứt rách. Thực tế, hiện tượng thường hay gặp là đau dây thần kinh tọa – đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân.

Những đối tượng thường hay mắc bệnh gồm:

  • Người cao tuổi
  • Những người có tính chất công việc nặng, khắc nghiệt
  • Dân văn phòng
  • Người bị béo phì
  • Ngoài ra còn có người uống rượu bia, thuốc lá, chất kích thích thường xuyên hoặc bị stress, ăn uống thiếu chất.

Bệnh thường thấy 2 loại là thoát vị đĩa đệm thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ, nhưng thắt lưng thường có tỷ lệ xảy ra nhiều hơn.

Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm

Các dấu hiệu và triệu chứng

  • Đau nhức tay hoặc chân: Người bệnh sẽ bị các cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng. Sau đó, vùng đau lan ra vai gáy, chân tay. Tính chất đau có thể âm ỉ theo thời gian vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng. Hoặc đau dữ dội hơn khi bệnh nhân vận động, đi lại và giảm đi khi nghỉ ngơi.
  • Tê bì tay chân: do nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài. Nó làm chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng thắt lưng, vùng cổ. Sau đó phát triển lan dần xuống mông, đùi, bẹn chân và gót chân.
  • Yếu cơ, bại liệt: xuất hiện ở giai đoạn nặng, thường sau một khoảng thời gian mới được phát hiện. Ở giai đoạn này, người bệnh bị hạn chế vận động, khó đi lại, lâu dần dẫn tới teo cơ, teo 2 chân, liệt các chi phải ngồi xe lăn

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp, bệnh nhân không có triệu chứng gì biểu hiện ra.

Nguyên nhân 

  • Do tuổi tác: đây là nguyên nhân của những người mắc bệnh chiếm đại đa số. Khi về già, quá trình lão hóa diễn ra, hệ thống các khớp xương yếu đi, hoạt động kém hiệu quả hơn.
  • Do tính chất công việc: quá trình làm việc, vận động quá sức hoặc làm việc lâu mà sai tư thế cũng làm cho đĩa đệm và cột sống bị ảnh hưởng xấu đến chức năng.
  • Do chấn thương vùng lưng
  • Bệnh lý xương khớp như gù vẹo, thoái hóa cột sống,…
  • Yếu tố di truyền
  • Béo phì và các thói quen xấu như cúi đầu xem điện thoại,…

Thoát vị có chữa được không?

Cách điều trị thoát vị phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm vị trí của khối phình, kích thước của nó, nó có phát triển hay không và nó có gây cho bạn cảm giác khó chịu hay không.

Trong trường hợp thoát vị rốn ở trẻ em, phẫu thuật có thể được khuyến nghị nếu khối phình lớn hoặc nếu nó chưa lành ở độ tuổi 4 đến 5 tuổi. Đối với thoát vị rốn ở người lớn thường sẽ làm phẫu thuật.

Ba loại phẫu thuật thường được được thực hiện: Phẫu thuật mở, Phẫu thuật nội soi, Phẫu thuật có sự hỗ trợ của robot.

Một số mẹo để phòng tránh thoát vị

Không phải lúc nào người bệnh cũng có thể ngăn thoát vị phát triển. Đôi khi thoát vị xảy ra do một tình trạng di truyền hiện có hoặc một cuộc phẫu thuật trước đó.

Tuy nhiên, người bệnh có thể thực hiện một số điều chỉnh lối sống đơn giản để giúp giảm nguy cơ thoát vị. 

Đừng hút thuốc
Đừng hút thuốc

Một số mẹo phòng ngừa chung sau đây có thể giúp ích:

  • Đừng hút thuốc. Nếu bạn hút thuốc, hãy cân nhắc việc bỏ thuốc để bảo vệ sức khỏe của mình.
  • Hãy đến gặp bác sĩ khi bạn bị ốm để tránh bị ho dai dẳng.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng bằng cách ăn uống lành mạnh và tập thể dục. 
  • Giữ đủ nước và ăn một chế độ ăn uống nhiều trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và rau quả để tránh táo bón.
  • Tránh nâng vật quá nặng, vượt quá sức của bạn. Nếu phải nâng vật nặng, bạn hãy uốn cong đầu gối chứ không phải ở thắt lưng hoặc lưng và thở ra trong khi nâng.

Câu hỏi thường gặp

Thoát vị là bệnh gì?

Thoát vị là những túi phình của cơ quan nội tạng hoặc bộ phận cơ thể khác bị nhô ra và dịch chuyển ra khỏi vị trí của chúng. Bệnh xảy ra khi các bộ phận đó bị đẩy xuyên qua một chỗ yếu hoặc lỗ hở của cơ thể.

Một số mẹo phòng bệnh thoát vị

– Đừng hút thuốc
– Đến gặp bác sĩ khi bị ho dai dẳng
– Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý
– Tránh nâng, bê vật nặng

Trên đây là những thông tin về thoát vị mà Otis cung cấp cho quý vị bạn đọc. Hy vọng bài viết sẽ bổ ích đến cho bạn đọc.

Otis Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết mới

Salad chay – Lựa chọn thông minh của sức khỏe

Salad chay với đầy đủ hương vị tươi ngon mà cách làm lại nhanh chóng và dễ dàng. Chỉ...
- Sản phẩm bán chạy -spot_img