Có thể các bạn chưa biết, khi cơ thể đến một độ tuổi nhất định cơ thể sẽ diễn ra sự lão hoá. Thoái hóa chính là biểu hiện của cơ thể bị lão hoá, nó không chỉ diễn ra ở người cao tuổi mà còn có thể xuất hiện ở cả những người tuổi trung niên.
Vậy thì thoái hóa là gì? Các loại thoái hóa nào thường gặp. Hãy cùng Otis Vietnam tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Thoái hóa là gì?
Thoái hóa là một thuật ngữ chỉ sự biến đổi của một bộ phận nào đó trên cơ thể theo thời gian và sức khoẻ của con người. Tình trạng này rất phổ biến và thường diễn ra ở những người trong độ tuổi từ khoảng 35 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, hiện nay môi trường sống có nhiều biến động bất thường. Hiện tượng thoái hóa sẽ còn xuất hiện ở những độ tuổi sớm hơn.

Một số bệnh thoái hóa thường gặp
Phần lớn, các loại thoái hóa thường xảy ra ở các bộ phận liên quan đến cơ khớp, xương hay cột sống,…
Bệnh thoái hóa thường có các triệu chứng chung chung như là co cứng khớp và đau nhẹ đến nặng hơn. Sau một thời gian dài không vận động hoặc là hạn chế vận động. Như là nằm hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn bao gồm các hiện tượng yếu ở tứ chi, co thắt có bắp, đau đầu và mất thăng bằng khi di chuyển.
Thoái hóa cột sống
Theo thuật ngữ trong y khoa thoái hóa cột sống là tình trạng viêm xương khớp tại cột sống. Đây là một căn bệnh mãn tính, có thể xảy ra ở cột sống cổ, cột sống ngực (trên và giữa lưng) hoặc là cột sống thắt lưng (phần lưng dưới).
Nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống
Một trong những tác nhân chính gây ra bệnh thoái hoá cột sống chính là do quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể. Vì vậy, tuổi tác càng cao thì đồng nghĩa rằng cấu trúc cột sống càng suy yếu.
Với các biểu hiện như là bao xơ đĩa đệm dễ bị rách vỡ, đĩa đệm bị mất nước, dây chằng bị sơ hoá hoặc mô sụn bị hao mòn. Ngoài ra còn có các nguyên nhân thứ phát khiến cho cột sống bị ảnh hưởng. Như là đặc thù công việc, thoái hoá do chấn thương,…
Bên cạnh đó, bệnh diễn ra nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống của mỗi người.

Thói quen sinh hoạt
Nhiều người có thói quen tư thế ngồi gù lưng, gập cổ, nằm gối quá cao hoặc là thể dục thể thao không đúng cách là một trong những yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình thoái hoá ở cột sống.
Ăn uống thiếu lành mạnh
Hiện nay, nhiều người có thói quen hay ăn những đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầy mỡ hoặc lạm dụng những chất kích thích như là rượu, bia, thuốc lá,… Có một chế độ dinh dưỡng bất hợp lý thiếu canxi, magie, collagen tuýp II.
Từ những thói quen đó, cột sống ngày càng hư hại, tăng nguy cơ làm mắc bệnh xương khớp.
Đặc thù của công việc
Hiện nay nhiều người làm công việc văn phòng vì tính chất của công việc cho nên ít vận động hoặc làm việc nặng nhưng sai tư thế. Từ đó, cột sống mất đi đường cong sinh lý, khiến cho cả cơ thể gập cong về phía trước.
Thoái hoá cột sống do chấn thương
Trong quá trình sinh hoạt, vận động hoặc té ngã do các tai nạn không mong muốn sẽ tạo ra các chấn thương. Những chấn thương đó không điều trị dứt điểm sẽ khiến cho cột sống bị thoái hoá.

Triệu chứng chung
- Tình trạng đau nhức, cứng cơ lưng, vai gáy vào buổi sáng sớm.
- Mệt mỏi, khó thở, sốt, kèm theo co thắt dạ dày.
- Cột sống đau âm ỉ, đồng thời cơn đau có tính cơ học cơn đau tăng khi vận động và giảm xuống khi nghỉ ngơi.
- Ở mức độ nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến thần kinh cột sống hoặc tủy sống đồng thời yếu hoặc tê bì chân tay.
- Đau đầu, chóng mặt hoặc đau vai gáy.
Thoái hoá đốt sống cổ
Thoái hoá đốt sống cổ là một là một dạng bệnh lý thoái hoá xảy ra ở vùng cột sống cổ. Bắt đầu bằng việc khớp bị hư hại, dây chằng tới các sụn khớp, đĩa liên đốt.
Về cơ bản, mọi tổn thương thoái hoá thì chỉ là căn bệnh xương khớp đơn thuần. Tuy nhiên, khi tình trạng thoái hoá đủ lớn, sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, làm việc của người bệnh rất nhiều.

Nguyên nhân gây ra thoái hoá đốt sống cổ
Thông thường, thoái hoá đốt sống cổ thường được mặc định là do kết quả của quá trình lão hoá. Tuy nhiên, để hình thành nên bệnh thì thường sẽ phải cộng hưởng từ rất nhiều yếu tố cấu thành, cụ thể như sau:
Thoái hoá tự nhiên
Sau khi trưởng thành thì các sụn khớp không còn khả năng sản sinh và tái tạo một cách tự nhiên. Thoái hoá là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh thoái hoá đốt sống cổ.
Từ tuổi 30 trở đi, thân cốt của con người sẽ bị lão hoá dần do chức năng thẩm thấu nước vốn có của đĩa đêm cũng giảm dần theo thời gian.
Đặc thù nghề nghiệp
Các ngành nghề như là diễn viên xiếc, thợ sơn trần, nha sĩ, văn phòng, công nhân,… có nguy cơ mắc bệnh cao vì đây là nhóm đối tượng phải làm việc ở tư thế cúi đầu nhiều, vận động cổ thường xuyên với cường độ cao.

Thói quen sai lầm
Việc có thói quen kẹp điện thoại vào cổ và tai để nghe, khi ngủ kê gối quá cao, ngủ gục trên bàn,… là những thói quen tạo áp lực lên đốt sống cổ.
Do chấn thương
Khi luyện tập không khởi động hoặc chơi thể thao quá độ, ngã, tai nạn,…có thể là nguyên nhân gây nên tổn thương đẩy mạnh nguy cơ gây thoái hoá.
Di truyền
Có nhiều người sinh ra đã có hệ xương khớp dễ thoái hoá, yếu ớt do di truyền.
Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ
Thường ở các giai đoạn đầu của bệnh thì các dấu hiệu thường khá mờ nhạt. Thoái hóa càng nặng thì triệu chứng càng rõ nét. Người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như sau:
Đau cột sống cổ cấp tính
Sau khi vận động mạnh vùng cổ, người bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ thấy cơ đau cổ hoặc vai gáy xuất hiện theo từng đợt. Đau dữ dội và sau đó sẽ giảm dần.

Đau cột sống cổ mãn tính
Cơn đau cổ sẽ âm ỉ, có khi dữ dội, khiến cho tầm vận động bị hạn chế, vào buổi sáng thường xuyên bị cứng cổ. Cơn đau do đốt sống cổ gây nên dễ xuất hiện sau khi thời tiết thay đổi hoặc ngay khi cả không có kích thích từ bên ngoài.
Chèn ép rễ thần kinh
Khi bị chèn ép rễ thần kinh sẽ khiến cho các cơn đau lan lên đỉnh đầu, vai gáy và cánh tay kèm theo cảm giác tê bì chân tay, châm chích. Lúc này, người bị thoái hoá đốt sống cổ bị hạn chế cử động cổ, cánh tay như việc duỗi, gập, cầm, nắm.
Nếu để bệnh nặng hơn cánh tay có thể gây teo, yếu dần có khi sẽ bị bại liệt.
Rối loạn cảm giác
Bệnh nhân bị mất phản cạ dựng lông, rối loạn tiểu tiện, giảm tiết mồ hôi, không phân biệt được nóng lạnh,…
Thoái hóa đĩa đệm
Đĩa đệm được ví như là tấm nệm chống đỡ giúp ngăn cản được các lực tác động từ bên ngoài và hỗ trợ giảm xóc giữa các xương cột sống. Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống cho phép chúng thực hiện các động tác vặn mình, gập người một cách dễ dàng.
Thoái hoá đĩa đệm thực chất không phải là một bệnh. Mà là hiện tượng cơ thể bị lão hoá, các đĩa đệm bị hao mòn, suy giảm chức năng hoạt động. Lúc này, các đĩa đệm trào ra ngoài vỏ sụn, lệch khỏi vị trí chèn đệm giữa các đốt xương sống.

Nguyên nhân gây ra thoái hóa đĩa đệm
- Do tuổi tác: Vấn đề tuổi tác khiến cho các bộ phận trên cơ thể nói chung và đĩa đệm nói riêng bị lão hoá và suy giảm chức năng hoạt động.
- Đĩa đệm khô: Đĩa đệm khoẻ mạnh thường chứa 90% là nước. Tuy nhiên, những người bị đĩa đệm khô lượng nước rất ít và ngày càng giảm đi khiến cho đĩa đệm co rút lại và mất đi độ đàn hồi của mình.
- Do các chấn thương: Các hoạt động sinh hoạt cũng như thể dục thể thao hằng ngày xảy ra các va chạm có thể gây ra tình trạng bao xơ đĩa đệm. Lâu ngày đĩa đệm bị thoái hoá và khiến cho người bệnh hoạt động khó khăn.
- Do viêm khớp, loãng khớp: Mắc các bệnh về khớp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hoá đĩa đệm ở nhiều người.
- Do chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi: Trong chế độ ăn uống các chất dinh dưỡng không được bổ sung và cường độ nghỉ ngơi không được đảm bảo cơ thể sẽ không tái tạo được cấu trúc xương khớp sẽ khiến cho đĩa đệm lão hoá, thoái hoá.
Các triệu chứng
Tùy vào từng giai đoạn mà bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau như:
Giai đoạn đầu
- Vùng lưng bị đau nhẹ.
- Khó khăn trong việc cử động vì thoái hoá đĩa đệm khiến thắt lưng phải gánh chiu nhiều áp lực.
- Đau khi đứng hay ngồi một tư thế quá lâu.

Giai đoạn phát triển
- Cơn đau có thể kéo dài từ vài giờ cho đến vài ngày sau đó mới thuyên giảm.
- Đau âm ỉ, kéo dài từ thắt lưng kéo đến mông đùi, chân kèm theo hiện tượng co cứng cột sống.
- Cơn đau xuất hiện đột ngột, tăng lên khi vận động hoặc thời tiết thay đổi.
Thoái hóa đa khớp
Thoái hóa khớp không phải là một bệnh lý cụ thể mà là một thuật ngữ để chỉ hiện tượng bào mòn sụn khớp xảy ra ở nhiều khớp khác nhau. Cụ thể, bệnh thường hay xuất hiện ở các khớp cùng một lúc như khớp gối, cột sống hoặc khớp háng,…
Ngoài những khớp này thì nó cũng có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể. Đặc biệt, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và giới tính khác nhau. Và thường diễn ra ở tuổi 65 trở lên hoặc phụ nữ bị mãn kinh do suy giảm nội tiết tố.
Theo các chuyên gia khoa xương khớp, bệnh thoái hóa đa khớp là bệnh lý mãn tính. Và thường hay xảy ra với các biểu hiện như đau nhức, co cứng hoặc sưng khi cử động. Nếu căn bệnh không được điều trị kịp thời thì rất dễ chuyển biến nặng hơn hoặc gây nên các biến chứng khôn lường.
Nguyên nhân gây ra thoái hóa đa khớp
Quá trình lão hoá của cơ thể chính là một nguyên nhân phổ biến của bệnh thoái hóa đa khớp. Ngoài ra, bệnh còn hình thành do các nguyên nhận sau đây.
Thừa cân, béo phì
Theo một số nghiên cứu của chuyên gia thì thoái hóa đa khớp xuất hiện một lần do yếu tố thừa cân. Khớp cổ, khớp gối là một trong những khớp có hoạt động với tần suất nhiều nhất. Đồng thời chịu nhiều áp lực của cơ thể nhất.

Vì vậy, nếu chỉ số cân nặng vượt ngưỡng cho phép và thường xuyên di chuyển sẽ khiến cho các khớp gối và khớp cổ chân bị tổn thương. Thời gian dài nếu tốc độ phục hồi chậm hơn tốc độ phá huỷ thì khả năng thoái hóa và viêm khớp gối, khớp cổ chân là khá cao.
Chấn thương ở các khớp
Các chấn thương vật lý tuy không nguy hiểm. Nhưng nếu không được kiểm soát một các hợp lý thì chúng có thể gây tổn thương và hư hỏng khớp. Đặc biệt, thời gian dài sẽ khiến cho các khớp bị tổn thương. Làm thoái hóa các khớp.
Do sai lệch cấu trúc xương bẩm sinh
Một số trường hợp cấu trúc xương của người bệnh bị sai lệch khiến cho xương và sụn va chạm vào nhau mỗi khi di chuyển. Theo thời gian, mô sụn ở khớp sẽ bị bào mòn và mất dần. Lúc này sẽ làm tăng khả năng thoái hóa đa khớp.
Do nghề nghiệp
Người thường xuyên làm những việc nặng như khuân vác,… rất dễ mắc phải bệnh thoái hoá khớp. Vì các khớp bị chèn ép bởi áp lực lớn dẫn đến quá tải và gây thoái hoá.
Dấu hiệu của thoái hóa đa khớp
Dấu hiệu sẽ tùy vào vị trí trên cơ thể, cụ thể như:
Thoái hóa khớp gối
Căn bệnh thường xuất hiện và gây đau nhức ở vùng trước và hai bên khớp gối. Khi bệnh khởi phát chỉ gây đau âm ỉ và nhẹ. Tuy nhiên, căn bệnh lại gây cản trở rất rất lớn đến khả năng di chuyển của bệnh nhân.
Thông thường bệnh nhân nghỉ ngơi hoặc giảm vận động căn bệnh sẽ thuyên giảm.
Khớp ngón tay và bàn tay
Bệnh thoái hóa thường xảy ra ở khớp ngón tay hoặc bàn tay. Gây ra cơn đau nhức dữ dội. Triệu chứng đau thường tác động lên vùng gốc của ngón tay cái. Gây khó khăn trong việc cầm nắm hoặc thực hiện các sinh hoạt hàng ngày

Cột sống cổ
Bệnh hình thành ở cổ với các biểu hiện nhận biết như là đau nhức vai gáy. Ngoài ra, người bệnh còn có dấu hiệu co cứng khớp cổ vai. Gây khó khăn khi cúi xuống hoặc ngửa cổ.
Trong trường hợp chuyển biến nặng có thể gây chèn ép đến các dây thần kinh. Khiến đau nhức từ cổ xuống cánh tay, bàn tay và ngón tay. Thậm chí còn ảnh hưởng đến dây thần kinh lan cận.
Khớp háng
Bệnh có thể gây đau nhức ở cả hai bên khớp háng. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải tình trạng đau từ bên trong khớp háng một cách dữ dội. Trong trường hợp nặng cơn đau có thể lan từ khớp háng xuống mông, đùi và khớp gối.
Các câu hỏi thường gặp
Tình trạng bệnh nếu không được điều trị kịp thời thì căn bệnh sẽ chuyển nặng gây cứng và khô khớp. Không những vậy, bệnh còn gây biến dạng khớp và làm hạn chế khả năng hoạt động như đi lại hay đứng lên ngồi xuống. Nguy hiểm hơn là người bệnh sẽ bị bại liệt, mất khả năng vận động vĩnh viễn.
– Khớp bàn tay
– Khớp háng
– Thoái hoá đốt sống cổ
– Khớp ngón chân
Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn biết được thêm các thông tin về thoái hoá. Để bạn có được một cách sống lành mạnh khoa học. Bảo vệ sức khoẻ của bản thân cũng như những người bên cạnh một cách tốt nhất.
Otis Việt Nam
- Website: https://otisvietnam.vn/
- Hotline: 088 666 059
- Facebook: https://www.facebook.com/otisvienam.vn
- Email: otisvietnam2021@gmail.com
- Địa chỉ: 7A- Lê Đức Thọ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội