Thứ Sáu, Tháng Sáu 9, 2023
spot_img

Thoái hóa khớp và các bệnh thoái hóa khớp thường gặp

Dành cho bạn

Tình trạng thoái hóa khớp thường xảy ra phổ biến ở người trong độ tuổi trung niên và người già khi mà lớp sụn bảo vệ các đầu xương bị tổn thương hay hư hại.

Bệnh này khiến người mặc phải đau đớn, đặc biết ở khớp khối. Người bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ tàn tật.

Hãy cùng Otis tìm hiểu kỹ về bệnh thoái hóa khớp trong bài dưới đây.

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là một bệnh rối loạn mãn tính gây ra tình trạng tổn thương sụn khớp. Kèm theo nó phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp. Do quá trình tái tạo sụn không bù đắp đủ cho lớp sụn ở khớp khiến nó bị hao mòn.

Sụn khớp được coi như lớp đệm bao phủ bề mặt xương. Nó được cấu tạo từ tế bào sụn và chất căn bản. Sụn khớp có chức năng giảm ma sát, bảo vệ khớp và hoạt động như một “bộ phận giảm xóc”.

Về lâu dài, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức, bị hạn chế vận động hơn nữa có thể bị tàn phế.

Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp

Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp

Trên thực tế, vấn đề sức khoẻ mãn tính này thường do hệ luỵ của lão hoá để lại. Nhưng đôi khi các khớp lại bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác như:

  • Cân nặng quá mức kiểm soát gây ra béo phì. Từ đó nó làm tăng gánh nặng của các khớp: đầu gối, háng,… dẫn đến nguy cơ chấn thương tăng, thúc đẩy quá trình thoái hoá khớp diễn ra nhanh hơn.
  • Vận động mạnh hay chấn thương cũng là nguyên nhân gây ra thoái hoá khớp khiến khớp suy yếu, dễ thương tổn.
  • Một số yếu tố di truyền, giới tính, chủng tộc,… là nguyên nhân khách quan dẫn đến thoái hoá khớp.
  • Các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường (tiểu đường), gout,… gây ra đau nhức, cứng khớp. Nó sẽ ảnh hưởng không ít đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Những vị trí thường bị thoái hóa khớp

Sự ảnh hưởng của thoái hoá khớp sẽ tác động tiêu cực đến các khớp khác trên cơ thể. Một số khớp chịu nhiều ảnh hưởng điển hình như đầu gối, cột sống, ngón tay,… Các bệnh nhân thường gặp triệu chứng ở một khớp hoặc một vài khớp cùng lúc. 

Thoái hóa khớp gối

Thoái hoá khớp gối thường phổ biến nhất. Nó xảy ra khi lớp sụn bao bọc khớp gối bị mòn đi, tiêu biến hoặc rách.

Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối

Nhiều trường hợp, thoái hoá khớp gối sẽ thúc đẩy quá trình hình thành các gai trên khớp gối, khiến tình trạng ngày càng nặng. Phần khớp gối không còn được bảo vệ bởi lớp sụn cọ xát vào nhau gây đau nhức, viêm nhiễm, hạn chế vận động. 

Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng khiến bệnh nhân khó khăn trong việc di chuyển.

Giai đoạn đầu bệnh này thường khó chẩn đoán vì các cơn đau có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau. Cơn đau thường ở háng, đùi, mông hoặc đầu gối. Nó nhói và buốt hoặc có thể âm ỉ và hông thường cứng.

Thoái hóa khớp cùng chậu

Bệnh nhân có thể bị một khớp hoặc cả hai khớp cùng chậu. Thoái hóa khớp cùng chậu là tình trạng sưng đau, sưng tấy của các khớp xương cụt dưới cột sống thắt lưng và xương ức trên.

Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là đau lưng dưới, đau hông, tê chân khi ngồi lâu ở một tư thế, mệt mỏi.

Thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay

Do lượng máu cung cấp đến nuôi dưỡng các khớp nói chung và khớp bàn tay, ngón tay bị giảm sút. Khiến các khớp xương bị thiếu hụt dinh dưỡng, giảm sức chịu đựng trước những tác động liên tục, hàng ngày lên khớp.

Bệnh thoái hóa khớp bàn tay, cổ tay thường thấy nhiều ở những người lớn tuổi. 

Thoái hóa khớp cổ tay
Thoái hóa khớp cổ tay

Thoái hóa khớp cổ chân

Bệnh thoái hoá khớp cổ chân tiến triển chậm, triệu chứng ban đầu mơ hồ khó nhận biết. Ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ thấy đau nhức vùng khớp cổ chân, cảm giác nặng nề và kém linh hoạt khi vận động.

Cơn đau cấp tính xuất hiện khi người bệnh vận động hoặc tác động trực tiếp vào vùng khớp bị tổn thương.

Thoái hóa khớp cổ chân thường gặp ở những người trên 40 tuổi hoặc làm những công việc phải căng cổ chân nhiều như vận động viên, cầu thủ bóng đá,… 

Thoái hóa đốt sống cổ

Do các gai xương hình thành dọc theo cột sống khớp có thể kích thích các dây thần kinh cột sống. Nó gây đau dữ dội, tê và ngứa ran ở các bộ phận bị ảnh hưởng của cơ thể.

Thoái hóa khớp cổ thường gây ra các cơn đau ở cổ hoặc lưng dưới. 

Thoái hóa khớp vai

Thoái hóa khớp vai là tình trạng mãn tính của mô sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm và giảm lượng dịch khớp. Bệnh thường xuất hiện ở khớp AC, gây ra những cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

Người bệnh thoái hóa khớp vai nếu không được điều trị nhanh chóng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như: biến dạng khớp, vôi hóa khớp vai, liệt cổ, vai, lưng.

Bệnh thường xuất hiện ở khớp AC, gây ra những cơn đau nhức khó chịu
Bệnh thường xuất hiện ở khớp AC, gây ra những cơn đau nhức khó chịu

Phòng tránh và điều trị thoái hóa khớp

Hiện nay, thoái hóa khớp không còn là căn bệnh xa lạ đối với chúng ta nhất là người già. Nhưng giờ đây, ngay cả những người trẻ cũng có khả năng gặp phải.

Do vậy, chúng ta cần phải biết quan tâm đến sức khoẻ của bản thân hơn, đặc biệt là cách phòng tránh thoái hóa khớp. Phòng tránh và điều trị bệnh cũng chính là vấn đề được nhiều người quan tâm đến. 

Các biện pháp phòng tránh cũng chỉ làm giảm tối thiểu những yếu tố nguy cơ gây bệnh. Mục đích chính của các biện pháp là hỗ trợ nâng cao sức khoẻ tổng thể. Quá trình sụn khớp bị bào mòn có thể được phòng tránh từ sớm bằng cách điều chỉnh lối sống sinh hoạt

Duy trì cân nặng hợp lí

Những người thừa cân hay béo phì sẽ dễ bị thoái hoá khớp hơn. Do đầu gối và háng là hai khớp chịu trách nhiệm chống đỡ cho cơ thể. Nhưng khi cân nặng quá tải dẫn đến hai khớp này phải gánh chịu thêm áp lực, từ đó làm thúc đẩy quá trình thoái hoá diễn ra nhanh và sớm hơn.

Qua đây, có thể thấy được rằng duy trì cân nặng hợp lí là một trong những điều nên làm đầu tiên và cần được ghi nhớ khi muốn ngăn ngừa thoái hoá khớp một cách hiệu quả nhất. 

Duy trì cân nặng hợp lý và rèn luyện thể thao
Duy trì cân nặng hợp lý và rèn luyện thể thao

Tập thể dục thể thao

Cách để duy trì cân nặng phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất đó chính là tập thể dục thể thao.

Thường xuyên luyện tập thể dục khiến cơ thể trở nên khoẻ mạnh. Các xương khớp cũng trở nên chắc khoẻ hơn.

Mỗi tuần bạn chỉ cần dành ra 5 buổi cho việc tập luyện. Mỗi buổi kéo dài 30 phút đã đem lại nhiều lợi ích như:

  • Nâng cao sức khoẻ tổng thể
  • Cải thiện sức mạnh cho các nhóm cơ
  • Làm giảm tình trạng đau cứng khớp
  • Tăng cường sức bền cũng như sức khoẻ cho xương khớp

Một số bộ môn bạn có thể tham khảo: bơi lội, đạp xe, đi bộ, các bài yoga. Đó được coi là hình thức vận động an toàn, rèn luyện bản thân mà không gây thêm áp lực cho khớp.

Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

2 nhóm hoạt chất được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mọi người nên dùng vào khẩu phần ăn hàng ngày:

Axit béo omega-3

Cơ thể hấp thu đủ lượng omega-3 cần thiết sẽ giảm thiểu được tình trạng viêm khớp, qua đó ngăn chặn quá trình thoái hoá phát sinh sớm.

Một số thực phẩm giàu omega-3: dầu cá, quả óc chó, hạt lanh, quả oliu,…

Chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống khoa học

Vitamin D

Vitamin D được một số nghiên cứu chỉ ra có tác dụng giảm đau do thoái hoá khớp đầu gối, đồng thời làm chậm quá trình bào mòn sụn khớp.

Thực phẩm giàu vitamin D có thể cân nhắc thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày: cá béo (cá hồi, cá thu, cá trích,…), trứng và sữa.

Cân bằng việc tập luyện thể dục thể thao và nghỉ ngơi

Việc tập luyện thể dục thể thao sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu tập luyện quá mức sẽ gây ra hậu quả phản tác dụng. Vậy nên, mọi người cần biết cân bằng việc tập luyện và nghỉ ngơi, có thời gian tập luyện thì cũng nên dành ra thời gian nghỉ ngơi.

Khi cơ thể có thời gian nghỉ ngơi thì đó cũng là lúc các cơ và bộ phận được phục hồi và tái tạo năng lượng. Ngủ đủ giấc, đúng giờ cũng là một thói quen tốt góp phần ngăn ngừa thoái hoá khớp.

Cẩn thận khi vận động

Tổn thương khớp là một trong những yếu tố chính thúc đẩy quá trình thoái hóa sớm. Vì vậy, để tránh tình trạng này xảy ra, những người thực hiện công việc thường xuyên phải khuân vác vật nặng, lên xuống cầu thang,  lên xuống, trườn bò cần có biện pháp bảo vệ mình.

Khi tập thể dục mọi người cũng nên chú ý những điều sau đây:

  • Khởi động trước khi tập luyện 10-15 phút.
  • Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để tránh bị va đập vào khuỷu tay hay đầu gối.
  • Chọn quần áo, giày tập phù hợp với từng bộ môn.
  • Tập luyện ở những nơi có địa hình bằng phẳng.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Kiểm soát lượng đường trong máu
Kiểm soát lượng đường trong máu

Đái tháo đường là một trong những bệnh lý có khả năng làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ dẫn đến:

  • Kích thích các phản ứng viêm diễn ra.
  • Thúc đẩy quá trình bào mòn sun khớp.
  • Làm tăng tốc độ hình thành các phân tử gây cứng sụn khớp.

Duy trì tư thế tốt khi làm việc và học tập

Đi bộ, đứng, ngồi hoặc nằm đúng tư thế có thể giúp giảm căng thẳng trên bề mặt sụn. Nó giúp tạo sự cân bằng giữa dây chằng và mô cơ xung quanh.

Ngoài ra, thói quen giữ tư thế tốt khi tập luyện còn hạn chế áp lực sinh ra do cơ thể mất cân bằng ảnh hưởng đến các khớp xương, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa.

Tránh duy trì một tư thế quá lâu

Duy trì một tư thế ở thời gian lâu có thể gây ứ trệ tuận hoàn và làm cứng khớp. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến thoái hóa khớp. Chính vì vậy, khi ở một tư thế nào đó lâu chúng ta nên chuyển sang tư thế khác.

Câu hỏi thường gặp

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là một rối loạn mãn tính gây ra tình trạng tổn thương sụn khớp.

Nguyên nhân của bệnh?

Trên thực tế, vấn đề sức khoẻ mạn tính này thường do hệ luỵ của lão hoá để lại. Nhưng đôi khi các khớp lại bị ảnh hưởng bởi một số yêu tố khác.

Trên đây là những thông tin về thoái hóa khớp mà otisvietnam muốn chia sẻ cho các bạn. Mong rằng bài viết của chúng tôi sẽ có ích đối với bạn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Otis Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết mới

Salad chay – Lựa chọn thông minh của sức khỏe

Salad chay với đầy đủ hương vị tươi ngon mà cách làm lại nhanh chóng và dễ dàng. Chỉ...
- Sản phẩm bán chạy -spot_img