Sa tử cung là một trong những bệnh lý hậu sản phổ biến đối với phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên những chị em phụ nữ ở độ tuổi trẻ cũng có thể mắc phải.
Khi mắc phải bệnh lý này chị em thường có tâm lý e ngại, mặc cảm và giấu bệnh. Khiến bệnh trở nên nặng hơn gây ra các biến chứng và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày.
Sa tử cung là hiện tượng gì?
Sa tử cung còn gọi là sa dạ con, sa sinh dục hay sa âm đạo. Là tình trạng các cơ, mô, dây chằng cố định bên trong tử cung bị căng ra và yếu đi không còn đủ khả năng nâng đỡ tử cung. Khiến tử cung bị tụt xuống vào bên trong âm đạo, thậm chí lộ hẳn ra ngoài âm đạo.
Tình trạng này phổ biến nhiều hơn ở phụ nữ sau sinh. Bởi vì, phần tử cung giãn nở trong suốt quá trình mang thai để vừa với em bé và sẽ phục hồi lại kích thước sau sinh. Nếu bị tác động quá mạnh do sức nặng của thai kỳ và áp lực của cuộc sinh sẽ khiến tử cung trở nên yếu đi rất nhiều.

Sa tử cung có nguy hiểm không?
Theo số liệu thống kê của Bộ Y Tế có 10% phụ nữ tại Việt Nam mắc bệnh sa tử cung. Phần lớn nằm trong độ tuổi 40 đến 60 tuổi.
Ngoài ra theo các chuyên gia, sa tử cung có thể ảnh hưởng đến phụ nữ ở lứa tuổi từ 20 tuổi trở lên. Đặc biệt là phụ nữ đã sinh nở hoặc đã mãn kinh.
Dù ở lứa tuổi nào nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ chuyển biến thành các biến chứng như:
- Loét âm đạo: Khi tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo dễ bị cọ xát với quần. Để lâu sẽ gây nhiễm trùng, lở loét
- Viêm nhiễm rộng: Việc tử cung cọ xát và bị viêm loét sẽ dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm các cơ quan khác như viêm nhiễm âm đạo, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang…nặng hơn là nhiễm trùng máu và dẫn đến tử vong
- Ảnh hưởng đến các cơ quan khác: các cơ quan khác như ống dẫn trứng, bàng quang, buồng trứng…có nguy cơ bị sa xuống nếu bệnh không được điều trị kịp thời
- Ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống vợ chồng: mất cảm giác khi quan hệ tình dục

- Sẩy thai, sinh khó
- Vỡ tử cung gây tử vong cho cả mẹ cả em bé
- Vô sinh: bệnh trở nên nặng hơn sẽ không tránh khỏi việc cắt bỏ tử cung. Khi này người phụ nữ sẽ không còn khả năng mang thai nữa
Bệnh khi còn ở mức độ nhẹ sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt. Lý do này khiến chị em phụ nữ chủ quan. Khi bệnh trở nặng hơn mới đi khám và điều trị. Lúc này, đã xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân dẫn đến sa tử cung
Sa tử cung có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân cơ bản như:
- Mang thai đôi, đa thai hoặc thai nhi quá lớn
- Mang thai khi đã lớn tuổi hoặc nhiều lần
- Nạo phá thai
- Mắc hen suyễn hoặc viêm phế quản dẫn đến tăng áp lực ổ bụng
- Thừa cân tạo áp lực cho các cơ xương chậu

- Phẫu thuật ở vùng xương chậu làm suy yếu các mô ở khung chậu
- Hút thuốc làm các mô bị hư hại và ho mãn tính
- Giảm estrogen
- Mắc các khối u vùng chậu hoặc u xơ tử cung
- Quá trình lão hóa của cơ thể gây suy yếu vùng chậu
- Làm việc hoạt động nặng, quá sức, không đúng cách làm tạo áp lực trong ổ bụng
- Yếu tố di truyền
Các triệu chứng và mức độ của bệnh
Triệu chứng của bệnh
Bệnh sa tử cung nhẹ thường không có triệu chứng gì. Khi mức độ sa nhiều hơn thì các triệu chứng cũng xuất hiện cụ thể hơn. Các triệu chứng sẽ không rõ rệt vào buổi sáng và tăng nặng vào chiều tối. Có thể kể đến như:
- Cảm giác căng tức, nặng nề vùng chậu
- Đau bụng dưới kèm theo đau lưng khi đứng lâu hoặc lao động nặng
- Thường xuyên buồn đi tiểu tiện nhưng lượng nước tiểu không nhiều, tiểu gấp hoặc tiểu són. Táo bón, đầy hơi
- Ra khí hư màu trắng loãng, có chất nhầy và chảy máu âm đạo bất thường
- Cảm thấy hoặc nhìn thấy khối phồng
- Khi quan hệ có cảm giác vướng mắc và đau. Giảm ham muốn
- Tử cung có tình trạng phù, sưng mủ, viêm loét hoặc chảy dịch màu vàng

Các triệu chứng có thể nặng hơn khi bạn đứng lâu hoặc đi bộ trong thời gian dài. Tạo áp lực lên các cơ vùng chậu.
Triệu chứng của sa tử cung có thể bị nhầm lẫn với bệnh u nang buồng trứng hay u xơ tử cung. Vì vậy, việc thăm khám để phát hiện và điều trị sớm là rất quan trọng.
Các mức độ của bệnh
- Mức độ 1: Tử cung có hiện tượng sa xuống ống âm đạo. Đây là cấp độ nhẹ nhất. Tuy tử cung đã sa xuống nhưng vẫn nằm trong ống âm đạo.
- Mức độ 2:Tử cung bị tụt xuống ngoài cửa âm đạo và có thể nhìn thấy khi hoạt động nhiều hoặc làm việc nặng
- Mức độ 3: Toàn bộ tử cung đã tụt xuống ngoài âm đạo, nhìn thấy được bằng mắt. Đây là trường hợp hiếm gặp nhất, tử cung rất có thể bị viêm nhiễm và phải phẫu thuật cắt bỏ. Vì khi này tử cung không còn khả năng tự co lên.
Phòng tránh và điều trị sa tử cung
Hiện tượng sa tử cung liên quan đến việc các cơ, dây chằng ở tử cung bị suy yếu. Gây nhiều khó khăn trong cuộc sống của chị em phụ nữ.
Để giảm nguy cơ mắc bệnh, chị em cần chú ý
- Sinh đẻ trong độ tuổi từ 22 đến 29: là độ tuổi sung mãn và thích hợp cho việc sinh nở. Khi này các cơ quan cũng chưa bị lão hóa
- Tránh làm việc quá nặng: tránh việc tạo áp lực lên vùng chậu
- Tránh vận động nặng sau khi sinh: khoảng thời gian mới sinh xong các cơ vùng chậu chưa co trở lại như ban đầu. Thời gian này cần được nghỉ ngơi đầy đủ, tránh vận động mạnh để các cơ quan có thời gian phục hồi.
- Ngăn ngừa và điều trị táo bón: táo bón làm tăng áp lực lên bụng gây nguy cơ sa tử cung. Nên có chế độ ăn uống hợp lý để ngăn ngừa và điều trị táo bón
- Tập thể dục điều độ, đặc biệt là nên tập Kegel sau khi sinh để tăng sức mạnh cho cơ sàn chậu
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh béo phì
- Không hút thuốc lá

Về việc điều trị bệnh sẽ có hai phương pháp
- Phẫu thuật (đối với trường hợp nặng): thường là cắt tử cung hoặc thay thế các cơ, mạch dây chằng bị hư hại bằng các mảnh ghép tổng hợp không tan.
- Không phẫu thuật (đối với trường hợp nhẹ): thường là tập thể dục sàn chậu, đặt vòng nâng tử cung trong âm đạo và liệu pháp thay thế estrogen.
Câu hỏi liên quan
Bình thường các trường hợp điều trị sa tử cung đều hiệu quả. Nếu bạn kết hợp cả việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ và thay đổi lối sống tốt hơn thì nguy cơ tái phát sẽ rất hiếm.
Tuy nhiên, với trường hợp bệnh ở giai đoạn rất nặng, hoặc bạn bị béo phì hay thường xuyên vận động và làm việc nặng.
Ngoài sa tử cung, chị em cần cẩn thận với các bệnh phụ khoa về tử cung thường gặp như:
– Viêm lộ tuyến tử cung
– Lạc nội mạc tử cung
– U xơ tử cung
– Polyp cổ tử cung
– Ung thư cổ tử cung
Bài viết trên đây là các kiến thức về bệnh Sa tử cung . Mong bài viết sẽ giúp chị em phụ nữ có thêm thông tin hữu ích để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm.
Ngoài ra chị em cũng có thể tham khảo sản phẩm dành cho việc hỗ trợ điều trị các bệnh phụ khoa. Viên đặt thảo dược Tannin được chiết suất từ 100% thảo dược tự nhiên, giúp chị em kháng khuẩn, chống viêm nhiễm se khít âm đạo, tăng độ đàn hồi và săn chắc vùng kín cho chị em.
Mọi chi tiết chị em liên hệ:
Otis Việt Nam
- Website: https://otisvietnam.vn/
- Hotline: 088 666 059
- Email: otisvietnam2021@gmail.com
- Địa chỉ: 7A- Lê Đức Thọ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội