Mọi người hay nói qua tuổi dậy thì là sẽ hết mụn. Nhưng thực ra khi bước vào độ tuổi 20 thậm chí 30 chúng ta vẫn phải đối mặt với mụn. Đó không còn là mụn dậy thì nữa. Mà có thể bạn đang gặp vấn đề với mụn nội tiết (hormonal acne).

Vậy nguyên nhân do đâu mà lại có mấy em mụn khó chịu ấy xuất hiện? Có cách nào trị khỏi không? Hãy cùng OTIS tìm hiểu tiếp nhé!
Mụn nội tiết có nguy hiểm không?
Mụn nội tiết là một trong những bệnh lý thường gặp về da. Bệnh này tuy không nguy hiểm. Nhưng lại gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp. Bên cạnh đó cũng ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh như: lo lắng, trầm cảm, stress…

Ngoài ra, nếu bạn để tình trạng mụn quá lâu mà không có biện pháp chữa trị thì cũng có thể dẫn đến các bệnh về da như:
- Viêm da
- Tăng tiết bã nhờn
- Bít và gây tắc nghẽn lỗ chân lông
- Tạo cơ hội cho vi khuẩn gây mụn phát triển mạnh hơn
Mụn nội tiết là gì
Mụn nội tiết là loại mụn liên quan đến những thay đổi bất thường của nội tiết tố trong cơ thể.
Thường thì rối loạn nội tiết tố chủ yếu xảy ra ở độ tuổi dậy thì. Nhưng bất kỳ độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc phải. Theo các số liệu thống kê, nữ giới là đối tượng có nguy cơ bị mụn nội tiết cao hơn so với nam giới.
Bởi vì, nữ giới có thời kỳ hành kinh và thời kỳ mãn kinh. Ở hai giai đoạn này, cơ thể chị em không thể kiểm soát được sự cân bằng của nội tiết. Dẫn đến mụn xuất hiện ồ ạt trên mặt hay các vị trí như ngực, lưng…
Mụn nội tiết từ đâu mà có
Mụn xuất hiện khi hormone của cơ thể bị thay đổi. Cũng có thể do tác động từ bên ngoài. Và các nguyên nhân có thể kể đến như
- Do tâm lý: stress, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài
- Do ảnh hưởng của hóa chất trong các sản phẩm chăm sóc tóc và da. Các hóa chất sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Có một vài loại thuốc có thể kích thích mụn nội tiết phát triển như lithium.
- Do ăn quá nhiều đường, đồ có dầu mỡ.
- Trong thời kỳ hành kinh và thời kỳ mãn kinh. Ở hai giai đoạn này cơ thể khó kiểm soát được nội tiết tố.
- Hội chứng đa nang buồng trứng. Gây mất cân bằng hormone, kéo dài chu kỳ kinh nguyệt.
- Lượng tiết tố androgen kích thích sự gia tăng của tiết bã nhờn tăng quá mức

Dấu hiệu nhận biết
Trong giai đoạn dậy thì, mụn thường xuất hiện nhiều và chủ yếu ở vùng trán, mũi, cánh mũi, và cằm.
Nhưng qua giai đoạn dậy thì rồi. Mụn sẽ thường xuất hiện ở phần dưới cằm và vùng quai hàm. Đôi khi, cũng sẽ xuất hiện ở vùng má.
Và có thể xảy ra dưới nhiều loại mụn như mụn mủ, mụn bọc, mụn u nang, mụn đầu trắng…
Nhưng cũng không phải có mụn là sẽ do rối loạn nội tiết tố. Trong trường hợp bạn có sử dụng các biện pháp điều trị nhưng mụn vẫn không thuyên giảm. Mụn bị theo cấp độ từ nhẹ đến nặng, hay bị mụn do bị các bệnh lý khác. Thì đó mới là dấu hiệu của mụn nội tiết.
Cách điều trị
Điều trị mụn nội tiết cần kết hợp cả chăm sóc da từ bên ngoài và cũng đồng thời chăm sóc cơ thể từ bên trong. Để nội tiết tố được cân bằng trở lại.

Chăm sóc da
Khi chăm sóc da, bước quan trọng nhất là làm sạch da. Để loại bỏ tạp chất và bã nhờn. Chế độ skincare nên là
- Sử dụng tẩy tế bào chết kết hợp với việc sử dụng sữa rửa mặt và tẩy trang
- Hạn chế trang điểm
- Cần sử dụng kem chống nắng cho da. Nhất là những vùng da bị mụn nặng
Chế độ ăn uống
Bên cạnh chăm sóc da, việc cân chỉnh lại chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Bạn cũng nên bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng cường nội tiết tố như
- Thực phẩm nhiều chất xơ
- Thực phẩm giàu vitamin khoáng chất như: thịt nạc, cá ngừ, cà rốt, cà chua, cam, quýt, bí đỏ, bắp cả, ngô, đậu nành, sắn dây…
- Đặc biệt là cần cung cấp đủ nước khoáng cho cơ thể

Và thực đơn cần hạn chế một số sản phẩm như
- Bột mì tinh chế
- Đồ ngọt
- Thực phẩm có carbohydrate
- Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
- Đồ uống có gas, có cồn và chất kích thích

Giảm stress và tập thể dục
Stress là một trong những nguyên nhân khiến mụn nội tiết phát triển mạnh. Vì thế nên hạn chế hoặc tránh những thứ khiến bạn bị stress. Tham gia các hoạt động lành mạnh, giúp thư giãn, ổn định lại nội tiết tố.
Duy trì việc tập thể dục cũng giúp cải thiện làn da. Có nhiều môn thể dục tốt cho nội tiết tố như yoga, đi bộ, hay đơn giản là vận động đi lại trong thời gian rảnh. Tránh luyện tập quá sức và tập sai cách.
Câu hỏi liên quan
Có một số các nguyên liệu tự nhiên giúp điều trị mụn nội tiết như:
– Bột sắn dây: Uống nước sắn dây hằng ngày giúp làm mát, thanh nhiệt cơ thể, giảm tình trạng mụn.
– Nghệ: Dùng bột nghệ hòa mật ong hoặc sữa chua không đường rồi đắp mặt nạ. Giúp giảm mụn, dưỡng ẩm làm sáng da
– Mật ong và nước cốt chanh: pha với tỷ lệ 3:1 rồi đắp mặt nạ khoảng 15-20 phút.
Không nhé. Việc rửa mặt quá nhiều không cải thiện tình trạng mụn, ngược lại còn làm rát da mặt, tăng nguy cơ viêm nhiễm. Tốt nhất là nên rửa mặt 1-2 lần/ ngày bằng sữa rửa mặt và 3-4 lần/ ngày bằng nước. Đặc biệt sau khi đi ngoài đường về hoặc đổ mồ hôi.
Hy vọng bài viết giúp vơi bớt đi nỗi băn khoăn của bạn về mụn nội tiết, cũng như giúp bạn biết thêm thông tin về phương pháp điều trị mụn hiệu quả, giúp bạn bạn lấy lại làn da mịn màng, tươi trẻ.