Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
spot_img

Bệnh Loãng Xương: Căn Bệnh Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Dành cho bạn

Loãng xương là tình trạng bệnh nguy hiểm và rất phổ biến trên thế giới, bao gồm Việt Nam. Theo thống kê, có khoảng gần 4 triệu người Việt Nam đang mắc bệnh loãng xương, chủ yếu là người cao tuổi. 

Đa phần các ca bệnh thường không biểu hiện rõ ràng cho đến khi xuất hiện biến chứng. Điều này làm chậm quá trình chữa trị cũng như phục hồi của bệnh nhân rất nhiều.

Hãy cùng Otis đi tìm hiểu loãng xương, hay còn gọi là bệnh giòn xương, là bệnh gì? Nguyên nhân cũng như cách phòng tránh bệnh. 

Loãng xương là tình trạng gì? 

Loãng xương (tên khoa học osteoporosis) là tình trạng bệnh phổ biến gặp ở người cao tuổi ngoài 50, chỉ xếp sau bệnh tim mạch.

Bệnh này là tình trạng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa. Nó khiến xương dễ bị tổn thương hơn bình thường hoặc tệ hơn là gãy xương.

Tình trạng gãy xương do bị loãng có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể. Hay gặp phải bệnh nhất là các vùng hông, cột sống và khuỷu tay. Một số trường hợp nặng cần phải có sự can thiệp của phẫu thuật với chi phí vô cùng tốn kém. 

Thường rất khó để nhận biết căn bệnh loãng xương cho đến khi người bệnh gặp tình trạng nặng, rõ ràng như gù vẹo cột sống, đau mỏi các cơ khi hoạt động và tụt chiều cao. Thậm chí nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi xương đã bị gãy.

Loãng xương
Loãng xương

Bệnh loãng xương sẽ càng trở nặng khi già đi vì khi đó mật độ xương cũng như sự dẻo dai dần sụt giảm. Nói vậy nhưng không có nghĩa ai về già cũng sẽ mắc bệnh.

Nếu chúng ta thực hiện các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc cơ thể hợp lý thì bệnh giòn xương hoàn toàn có thể được phòng tránh hoặc giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai. 

Nguyên nhân gây ra loãng xương

Xương là bộ phận luôn trong quá trình tiêu hủy xương cũ và thay thế xương mới. Thông thường, hai quá trình này diễn ra gần như là cân bằng. Các tế bào tạo và tế bào hủy xương được điều khiển bởi hormone PTH, estrogen, cytokine và prostaglandin.

Không chỉ vậy, để xương hình thành chắc khỏe, cơ thể cần được bổ sung đủ khoáng chất canxi (chủ yếu từ vitamin D) và phosphate. 

Như vậy, bất kỳ yếu tố nào khiến quá trình huỷ xương diễn ra nhanh hơn quá trình tạo hay việc không hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng trong việc hình thành xương khi còn trẻ đều có thể là nguyên nhân gây ra xốp xương. 

Một vài nguyên nhân chính gây ra bệnh gồm:

  • Ít vận động, không tiếp xúc với ánh nắng để hấp thụ vitamin tốt.
  • Thường xuyên mang vác đồ nặng do tính chất công việc.
  • Lối sống ăn uống không lành mạnh (tiêu thụ quá nhiều gia vị mặn hoặc đồ ngọt có ga).
  • Không bổ sung canxi.
  • Vấn đề giới tính cũng là một nguyên nhân (nữ có tỉ lệ mắc bệnh giòn xương nhiều hơn nam).
  • Lão hoá dẫn đến sự giảm sút estrogen ở nữ giới mãn kinh và testosterone ở nam giới.
Do lão hóa
Do lão hóa

Loãng xương có mấy loại?

Để phân biệt, bệnh phân thành 2 loại đó là loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát. Cả hai loại giống nhau ở vị trí xương bị gãy và khác nhau ở nguyên nhân hình thành bệnh. 

Loãng xương nguyên phát

Là loại bệnh do các yếu tố không thể thay đổi như tuổi tác và tình trạng mãn kinh ở phụ nữ. Hơn 95% bệnh ở phụ nữ và khoảng 80% ở nam giới là nguyên phát.

Loãng xương nguyên phát cũng được tách ra làm 2 tuýp:

  • Tuýp 1 (loãng xương sau mãn kinh): nguyên nhân là sự giảm hormon cận tuyến giáp, nội tiết tố estrogen. Phụ nữ ở độ tuổi 50-55 là nhóm đối tượng thường gặp mắc bệnh giòn xương tuýp 1. Biểu hiện hay thấy là các đốt sống bị lún do thiếu chất khoáng ở xương xốp.
  • Tuýp 2 (loãng xương tuổi già): Tuýp này sẽ thường gặp phải bởi cả hai nhóm giới tính có độ tuổi từ khoảng 70 trở lên. Đặc biệt, xốp xương do lão hóa khiến tình trạng mất chất khoáng diễn ra trên cả xương xốp (xương bó) và xương đặc (xương vỏ). Bệnh nhân sẽ hay bị gãy xương ở cổ và hai đùi. 

Loãng xương thứ phát

Giống như tên gọi, đây là trường hợp bị gây ra bởi một số bệnh mãn tính, sử dụng một số loại thuốc,… Loãng xương thứ phát chiếm <5% bệnh loãng xương ở phụ nữ và khoảng 20% ở nam giới. 

Mặc dù phần trăm mắc bệnh không nhiều. Nhưng nó cũng có thể làm tăng mức độ mất xương và tăng nguy cơ gãy xương ở các bệnh nhân bị loãng xương nguyên phát. Nói đơn giản thì một bệnh nhân có thể đồng thời mắc phải hai loại loãng xương nguyên phát và thứ phát.

Nguyên nhân dẫn đến loãng xương thứ phát:

  • Bệnh nội tiết: tăng sản xuất glucocorticoid, cường cận giáp, suy sinh dục, tăng prolactin máu, cường giáp, đái tháo đường, …
  • Bệnh ung thư: Kahler, đa u tủy xương,…
  • Bệnh di truyền: nhiễm sắc tố sắt,…
  • Bệnh khớp: viêm khớp dạng thấp, …
  • Bệnh tiêu hóa: gan mạn tính, thiếu dinh dưỡng, hội chứng kém hấp thụ,…
  • Các trường hợp sử dụng thuốc chống co giật, thuốc ức chế aromatase, điều trị hormon thay thế tuyến giáp, corticoid, heparin, dùng lợi tiểu kéo dài, thuốc lá,…
Do các bệnh lý về xương khác
Do các bệnh lý về xương khác

Đối tượng thường bị loãng xương

Bất kỳ ai nếu thiếu vận động, chế độ ăn uống nghèo nàn, “đắm chìm” trong rượu bia thuốc lá, các chất kích thích độc hại hay thậm chí do tuổi cao lão hóa đều có nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Dưới đây, Otis xin liệt kê những đối tượng dễ mắc bệnh xương xốp hơn bình thường:

Người lớn trên 50 tuổi

Không bất ngờ khi người cao tuổi được liệt vào danh sách đối tượng dễ mắc bệnh.

Nguyên nhân phần nhiều do bệnh nhân có lượng canxi đưa vào không đủ trong suốt thời kỳ sinh trưởng của xương. Do đó không bao giờ đạt được khối lượng xương đỉnh. Khi quá trình lão hóa xảy ra, tốc độ hủy xương diễn ra nhanh hơn hình thành dẫn đến xương yếu, dễ bị tác động.

Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh

Ở phần nguyên nhân, Otis cũng đã nhắc tới việc nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh giòn xương cao hơn nam giới. Đặc biệt là phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.

Giải thích cho việc này, từ 20 đến 80 tuổi, phụ nữ mất khoảng 1/3 lượng mật độ xương. Trong khi con số này ở đàn ông là 1/4. Ngoài ra ở nam giới, khối lượng xương của họ cao hơn nữ giới rất nhiều. 

nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh giòn xương cao hơn nam giới
nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh giòn xương cao hơn nam giới

Yếu tố di truyền trong gia đình.

Nếu trong gia đình bạn có tiền sử bố hoặc mẹ mắc bệnh loãng xương thì khả năng bạn bị mắc bệnh là rất cao.

Bệnh nền

Những bệnh nhân mắc bệnh nền như: bệnh gan mãn tính, bệnh nội tiết hay viêm khớp dạng thấp.

Những người có lối sống buông thả

Trường hợp khi còn trẻ không chú ý chăm sóc cơ thể, sử dụng chất kích thích. Và chế độ ăn thiếu canxi cùng vitamin D đều là đối tượng dễ mắc bệnh loãng xương.

Bệnh nhân béo phì

Những người mắc bệnh béo phì. Khi cân nặng quá tải sẽ tạo nên một áp lực lớn lên xương và các khớp.

Tình trạng béo phì kéo dài còn làm phá hủy các sụn trong khớp và gây tổn thương nghiêm trọng đến xương. 

Biện pháp điều trị loãng xương 

Để chuẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị đúng đắn, người bệnh cần đến bệnh viện để tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Trong đó có thể kể đến:

  • Chụp X quang hấp thụ năng lượng kép (DEXA) để đo mật độ xương
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu

Khi đã có kết quả xác nhận, tùy vào tình trạng mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị khác nhau, thường là kết hợp cả:

Điều trị không dùng thuốc

Đúng như tên gọi, người bệnh có thể cải thiện tình trạng mất xương nhờ vào thói quen sinh hoạt hàng ngày bằng cách tập thể dục thể thao. Đặc biệt chú ý vào các bài tập làm tăng sức chịu đựng của cơ, giúp cơ thể dẻo dai như yoga hoặc chống đẩy, đu xà (nên tùy vào sức khỏe mà chọn lựa cho phù hợp). 

Rèn luyện sức khỏe
Rèn luyện sức khỏe

Đảm bảo chế độ ăn nhiều dinh dưỡng, cân bằng từ rau củ quả đến các loại tôm cá, đậu thịt. Nên bổ sung thêm canxi qua bơ sữa và Vitamin D từ thực phẩm chức năng nếu cần thiết. 

Điều trị bắt buộc dùng thuốc

Các loại thuốc, thực phẩm chức năng bắt buộc như: Vitamin D dạng nước từ 800-1200 IU/ngày; thuốc bổ sung canxi 1000-1200 mg/ngày.

Thuốc kê theo đơn bao gồm các loại chống hủy xương, ức chế hoạt động của tế bào huỷ xương có thể nói đến:

  • Nhóm Bisphosphonate (Alendronate, Zoledronic và Calcitonine).
  • Chất điều hòa thụ thể estrogen (SERMs) Raloxifen. 

Với gần như tất cả bệnh nhân giòn xương, bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị lâu dài. Bệnh nhân nên có tinh thần thoải mái hợp tác điều trị vì quá trình chữa bệnh sẽ kéo dài trong vài năm. Người bệnh được đo lại mật độ xương sau mỗi 1-2 năm để có thể đánh giá hiệu quả tiến trình điều trị.

Cách phòng tránh 

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Khi đã có cái nhìn tổng quát về căn bệnh loãng xương, Otis tin bạn cũng đã phần nào biết được bản thân nên làm gì để phòng tránh căn bệnh này.

Tuy nhiên, Otis cũng giúp bạn đưa ra một số biện pháp nên làm:

  • Ăn uống ngủ nghỉ khoa học.
  • Chế độ thể dục thể thao hợp lý.
  • Ngừng hút thuốc lá, hạn chế rượu bia.
  • Với những trường hợp mắc bệnh nền hay đang sử dụng thuốc, bệnh nhân nên đến thăm khám với bác sĩ. Nhằm phòng tránh nguy cơ các loại thuốc bạn đang điều trị có thể làm tăng khả năng xương bị loãng trong tương lai.

Câu hỏi thường gặp

Loãng xương là gì?

Bệnh này là tình trạng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa, dẫn đến xương dễ bị tổn thương hơn bình thường hoặc tệ hơn là gãy xương.

Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương

– Ít vận động, không tiếp xúc với ánh nắng
– Thường xuyên mang vác đồ nặng
– Lối sống ăn uống không lành mạnh
– Không bổ sung canxi
– Lão hóa dẫn đến sự giảm sút estrogen ở nữ giới mãn kinh và testosterone ở nam giới

Trên đây, Otis đã giúp bạn tìm hiểu về căn bệnh loãng xương, đồng thời cũng đưa ra biện pháp điều trị và cách phòng tránh. Hi vọng bài viết sẽ có ích với bạn.

Otis Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết mới

Salad chay – Lựa chọn thông minh của sức khỏe

Salad chay với đầy đủ hương vị tươi ngon mà cách làm lại nhanh chóng và dễ dàng. Chỉ...
- Sản phẩm bán chạy -spot_img