Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
spot_img

Lạc Nội Mạc Tử Cung Và Những Điều Chị Em Cần Biết

Dành cho bạn

Theo thống kê, có khoảng 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị mắc lạc nội mạc tử cung. Dù không phải là một căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng đây lại là nguyên nhân chính của tình trạng hiếm muộn, vô sinh ở nữ giới.

Vậy vì sao lại có tình trạng nội mạc tử cung bị lạc, có cách nào chữa trị không, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Sự nguy hiểm của lạc nội mạc tử cung

Khi các lớp lạc nội bị dày lên, chị em sẽ gặp tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, các cơn đau hành kinh sẽ trở nên dữ dội hơn. Ngoài ra, các lớp nội mạc đó sẽ cản trở đường đi của tinh trùng, tắc ống dẫn trứng, giảm chất lượng của buồng trứng khiến sự thụ thai gặp muôn vàn khó khăn.

Tỷ lệ phụ nữ bị vô sinh do lạc nội mạc tử cung chiếm khoảng 15%. Đây không phải bệnh nguy hiểm đến tính mạng nên chị em thường chủ quan. Nhưng một khi đã mắc phải thì cực kỳ khó để chữa khỏi dứt điểm.

Sự ảnh hưởng của lạc nội mạc
Sự ảnh hưởng của lạc nội mạc

Thế nào là lạc nội mạc tử cung?

Nội mạc tử cung có nhiệm vụ bảo vệ thai nhi tránh khỏi tác động từ bên ngoài. Và thường bong ra khi chị em đến chu kỳ kinh nguyệt. Rồi được tái tạo lại sau kỳ kinh nếu quá trình thụ thai không diễn ra.

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng lớp nội mạc lót bên trong tử cung bị bong ra, theo máu kinh đi vào ống dẫn trứng, khoang bụng, trực tràng và tiếp tục phát triển ở đó. 

Bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi phụ nữ có kinh nguyệt. Nhưng phổ biến nhất là những chị em ở độ tuổi 30 đến 40 tuổi. Có một vài trường hợp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn đó là:

Giai đoạn của bệnh

Để tiện cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ đã chia lạc nội mạc tử cung thành 4 giai đoạn. Dựa theo sự lan rộng của các mô nội mạc, độ sâu và các vùng bị ảnh hưởng ở trên cơ thể người bệnh. Cụ thể là:

  • Giai đoạn 1: Các nội mạc tử cung có thể xuất hiện trên các cơ quan của cơ thể, có thể ở bụng hoặc vùng chậu. Tuy nhiên, số lượng vẫn còn ít và kích thước cũng còn bé.
  • Giai đoạn 2: Các nội mạc tiếp tục phát triển ở nơi mới. Độ bám sâu dưới 5cm dưới các mô và xuất hiện các mô sẹo. Mức độ lan nhẹ. 
  • Giai đoạn 3: Giai đoạn này, độ bám sâu của nội mạc tử cung diễn ra nhanh và trầm trọng hơn. Xuất hiện các khối u nang trên một hoặc cả hai buồng trứng. Có các dải mô sẹo gọi là chất kết dính.
  • Giai đoạn 4: là giai đoạn nặng nhất. Có nhiều mô đã bị nội mạc bám sâu. Xuất hiện thêm các u nang lớn trên một hoặc cả hai buồng trứng.

Bệnh có thể duy trì ở một giai đoạn. Hay có thể tiến triển tốt hoặc xấu đi tùy vào cơ thể, sức khỏe của mỗi người.

Giai đoạn của bệnh
Giai đoạn của bệnh

Yếu tố dẫn đến lạc nội mạc tử cung

Nguyên nhân của hiện tượng nội mạc tử cung đi lạc vẫn chưa được làm rõ, nhưng đã có một số điều được cho là yếu tố dẫn đến lạc nội mạc tử cung như:

Kinh nguyệt bị trào ngược

Giải thích đầu tiên được đưa ra cho lạc nội mạc tử cung là do kinh nguyệt bị trào ngược thay vì chảy ra ngoài cơ thể. Đây là một sự không bình thường khiến các tế bào nội mạc lẫn trong máu kinh chảy ngược lại thông qua các ống dẫn trứng vào vùng chậu, bám dính và phát triển ở cơ quan vùng chậu.

Yếu tố gây lạc nội mạc
Yếu tố gây lạc nội mạc

Do sự phát triển của tế bào phôi 

Có nghiên cứu cho rằng các loại hormone như Estrogen có thể biến đổi tế bào phôi thai thành tế bào nội mạc tử cung trong quá trình dậy thì.

Sẹo do phẫu thuật

Nếu chị em từng thực hiện phẫu thuật do mắc các bệnh như ung thư tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ… thì những vết sẹo có thể là nơi để các nội mạc dính vào và gây lạc nội mạc.

Theo đường máu và dịch mô

Các tế bào nội mạc có thể theo các mạch máu và dịch mô di chuyển đến các cơ quan khác như âm đạo, vùng chậu, ổ bụng,… trên cơ thể và gây lạc nội mạc.

Hệ miễn dịch kém

Đây là yếu tố khiến cơ thể bị nhiễm, mắc các bệnh nguy hiểm. Khi hệ miễn dịch của cơ thể kém đi sẽ không có khả năng phát hiện và tiêu diệt các mầm bệnh. Do đó cơ thể cũng không phát hiện các nội mạc đi lạc để tiêu diệt chúng.

Triệu chứng của lạc nội mạc tử cung

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh ở mỗi người là khác nhau. Tùy theo tốc độ và giai đoạn của bệnh. Đây là những biểu hiện thường gặp ở các bệnh nhân:

Xuất hiện các cơn đau

Các cơn đau không xuất hiện cùng một vị trí hay một loại đau mà sẽ ở nhiều vị trí, tần suất và nhiều loại khác nhau:

  • Đau bụng dữ dội trong kỳ hành kinh: Mức độ đau sẽ nặng dần theo thời gian.
  • Đau khi quan hệ tình dục: có thể là trước hoặc sau khi quan hệ. Thường là các cơn đau ở bên trong mà không phải là phía ngoài âm đạo.
  • Đau vùng lưng dưới và xương chậu. Đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt.
  • Đau chân: các lạc nội mạc sẽ làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh vùng háng, hông và chân. Khiến chị em gặp khó khăn và đau đớn khi di chuyển.
  • Đau ruột: có một số nội mạc tử cung đi lạc lên ruột khiến ruột bị đau khi đi đại hoặc tiểu tiện.
Xuất hiện các cơn đau
Xuất hiện các cơn đau.

Ra máu nhiều và bất thường ở vùng âm đạo

  • Ở chu kỳ kinh nguyệt: chị em sẽ bị ra lượng máu nhiều hơn.
  • Chảy máu bất thường: Đôi khi chị em sẽ đi tiểu hoặc đại tiện ra máu, hoặc ra máu dính trên quần, khi quan hệ,…

Mắc các vấn đề về tiêu hóa

Chị em sẽ dễ mắc bệnh về tiêu hoá như tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, buồn nôn và mệt mỏi. Chủ yếu là trong thời kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, có những trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng, hoặc triệu chứng nhẹ. Nhưng nếu gặp vấn đề hoặc dấu hiệu bất thường trên cơ thể thì cần đi khám ngay.

Phòng tránh và điều trị lạc nội mạc tử cung

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung khỏi hoàn toàn. Nhưng chị em có thể giảm thiểu các triệu chứng và mức độ của bệnh bằng cách giảm nồng độ Estrogen trong cơ thể:

  • Rèn luyện thể thao giúp tăng sức đề kháng, giảm lượng chất béo trong cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng các đồ uống có cồn.
  • Hạn chế đồ uống chứa caffeine.
  • Tắm nước ấm hoặc chườm ấm giúp giảm các cơn đau của kỳ kinh nguyệt.
  • Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp: ăn nhiều rau quả, hạn chế thịt đỏ và chất béo.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần hoặc theo hẹn của bác sĩ điều trị.

Câu hỏi thường gặp

Phụ nữ mắc lạc nội mạc tử cung có thai được không?

Như thông tin đã đề cập trong bài, bệnh này khiến cản trở khả năng thụ thai của chị em. Các nội mạc bị lạc đến tử cung khiến tắc vòi và ngăn không cho tinh trùng gặp trứng. Ngoài ra còn gây ảnh hưởng chức năng của buồng trứng.

Bị lạc nội mạc có dễ bị ung thư không?

Biến chứng và tác động của bệnh sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Làm giảm khả năng miễn dịch và sẽ khiến người bệnh mắc các bệnh lý khác như hen suyễn, mệt mỏi, bệnh về tiêu hóa, và các bệnh ung thư như ung thư buồng trứng hay ung thư vú.

Trên đây là các thông tin Otis muốn chia sẻ. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp các kiến thức bổ ích cho chị em phụ nữ.

Otis Việt Nam

  • Website: https://otisvietnam.vn/
  • Hotline: 088 666 059
  • Email: otisvietnam2021@gmail.com
  • Địa chỉ: 7A- Lê Đức Thọ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết mới

Salad chay – Lựa chọn thông minh của sức khỏe

Salad chay với đầy đủ hương vị tươi ngon mà cách làm lại nhanh chóng và dễ dàng. Chỉ...
- Sản phẩm bán chạy -spot_img