Khám phụ khoa là khám gì? Khám như thế nào? Có đau không? Đều là những băn khoăn của đại đa số chị em. Nhất là những chị em phụ nữ chưa có kinh nghiệm thăm khám.
Vậy chị em hãy cùng Otis tìm hiểu để nắm rõ hơn về những vấn đề này.
Khám phụ khoa là gì?
Khám phụ khoa là việc thăm khám bộ phận thuộc cơ quan sinh dục và sinh sản ở nữ giới. Trong đó gồm âm đạo, cổ tử cung, buồng trứng,… Đây là việc làm rất quan trọng và cần thiết đối với chị em.
Hiện nay do tâm lý chủ quan và rào cản tâm lý khá nhiều chị em vẫn coi nhẹ việc khám phụ khoa tổng quát dẫn đến tỉ lệ mắc các bệnh và các biến chứng phụ khoa có xu hướng tăng mạnh.
Từ việc thăm khám định kỳ chị em có thể biết được những kiến thức về sức khỏe hệ sinh dục và tránh được những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.

Khám phụ khoa thực hiện thế nào?
Các quy trình thăm khám sức khỏe phụ khoa được thực hiện như sau:
Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ tiến hành lấy các thông tin cá nhân cần thiết phục vụ cho việc chuẩn đoán như chiều cao, cân nặng, chu kỳ kinh nguyệt,… Chị em cần trả lời các thông tin rõ ràng để bác sĩ kiểm soát và chuẩn đoán cho phù hợp.
Sau đó, chị em sẽ được bác sĩ khám lâm sàng bằng mắt và tay xem vùng ngực có khối u hay biểu hiện của các bệnh lý nào không. Nên chị em sẽ không đau đớn gì.
Thăm khám bên ngoài bộ phận sinh dục
Khi khám phụ khoa ở bước này bác sĩ cũng kiểm tra bằng mắt và tay trong quá trình kiểm tra. Bác sĩ sẽ kiểm tra âm hộ xem có bất thường gì không. Tiếp đến là kiểm tra vùng bụng có dấu hiệu của khối u hay không.

Thăm khám bằng dụng cụ chuyên dụng
Ở bước khám này, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng cụ thể là dụng cụ mỏ vịt để nới lỏng âm đạo và kiểm tra các bộ phận. Bước này bác sĩ sẽ lấy mẫu thêm dịch tiết âm đạo để tiến hành xét nghiệm.
Thông thường dụng cụ mỏ vịt này đã được khử trùng và bôi trơn nên chị em sẽ không có cảm giác đau đớn khi kiểm tra.
Tiếp theo bác sĩ tiến hành siêu âm ổ bụng tùy theo thông tin các chị em đã nói ở trên. Để có thể kiểm tra các bộ phận ở sâu bên trong như buồng trứng, tử cung,…
Bước này chị em có cảm giác khó chịu một chút do dụng cụ vào sâu các bộ phận.

Khám trực tràng
Bước này bác sĩ sẽ đeo găng tay đã bôi trơn đặt vào âm đạo để kiểm tra xem có khối u hay không. Bước thăm khám này khá nhẹ nhàng các chị em không phải lo đau rát gì.
Khám phụ khoa có đau không?
Như những bước thăm khám ở trên chị em hoàn toàn yên tâm vì việc kiểm tra sẽ không hề gây đau đớn. Nếu có chỉ là cảm giác khó chịu do dụng cụ chuyên dụng, nhưng các dụng cụ đã được khử trùng và bôi trơn.
Và quan trọng nhất là chị em cần giữ tâm thế thư giãn và thả lỏng cơ thể để việc thăm khám phụ khoa diễn ra dễ dàng hơn.
Chị em nên khám phụ khoa lúc nào?
Không có câu trả lời cụ thể cho câu hỏi này. Nhưng theo khuyến cáo thì chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ 3-6 tháng/lần. Và ở một số trường hợp dưới đây chị em nên thực hiện thăm khám ngay:
Bộ phận sinh dục có dấu hiệu bất thường
Có các dấu hiệu cụ thể khi phát hiện các vấn đề ở vùng kín chị em cần đi thăm khám ngay:
- Chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, kinh nguyệt có mùi bất thường
- Có dấu hiệu bất thường của dịch âm đạo
- Cảm giác khó chịu ở vùng bụng và kèm theo đau vùng chậu
- Cảm thấy ngứa ngáy ở vùng kín
- Âm đạo chảy máu bất thường
- Các vấn đề bất thường về tiểu tiện, …

Khám phụ khoa nếu đau khi quan hệ
Trường hợp đau trước, trong và sau khi quan hệ và dấu hiệu đau kéo dài cần đi khám ngay. Đây có thể là những dấu hiệu cho thấy bộ phận sinh dục bị tổn thương. Hoặc đã mắc các bệnh sinh dục như lậu, giang mai, nhiễm HPV, sùi mào gà, gai sinh dục, mụn cóc, HIV,…
Trước khi kết hôn và trước khi sinh con
Việc khám phụ khoa tiền hôn nhân giúp chị em có những kế hoạch sinh con phù hợp và nắm bắt được sức khỏe sinh sản của mình. Việc khám phụ khoa trước khi mang thai sẽ đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé tránh những vấn đề đáng tiếc xảy ra.
Các bệnh cần phải phát hiện sớm và chữa trị sớm để không bị vô sinh hay ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi như ung thư buồng trứng, đa nang buồng trứng, viêm vòi trứng, dính buồng tử cung, tắc ống dẫn trứng. Và giảm nguy cơ bị quá kích buồng trứng nếu bắt buộc phải thực hiện IUI.

Khám phụ khoa lần đầu chú ý những gì?
Trong lần đầu tiên, bác sĩ sẽ có nhiều câu hỏi liên quan đến bản thân và gia đình để xác định tình trạng sức khỏe của chị em. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định bạn đi làm một số xét nghiệm cần thiết. Các chị em có thể trao đổi một số vấn đề vướng mắc như:
- Vấn đề về tình dục.
- Biện pháp phòng tránh thai an toàn.
- Các vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Kiểm soát các vấn đề sức khỏe, cảm xúc.
Chị em cũng nên tìm hiểu và xin sự tư vấn về các loại vaccine để phòng chống bệnh. Một số loại vaccine cần thiết cho nữ giới:
- Vaccine HPV: phòng ngừa ung thư cổ tử cung, phòng ngừa u nhú
- Vaccine ngừa bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván
- Vaccine phòng cúm
- Vaccine ngừa bệnh sởi, quai bị, rubella
- Vaccine thủy đậu
Chú ý “vàng” khi đi khám phụ khoa
Khi có ý định đi khám phụ khoa, để giúp bản thân có một buổi thăm khám thuận lợi và có kết quả tốt nhất, chị em cần lưu ý một số điều sau:
Tìm hiểu, lựa chọn địa chỉ khám uy tín
Hiện nay, việc tìm một địa chỉ khám phụ khoa không quá khó, nhưng hãy thật sáng suốt khi lựa chọn.
Nên chọn bệnh viện, phòng khám uy tín với: bác sĩ có chuyên môn tốt, giàu kinh nghiệm; chất lượng dịch vụ tốt, trang thiết bị đảm bảo,…

Chuẩn bị tâm lý thoải mái khi đi khám
Nên gạt bỏ tâm lý e ngại, do dự. Khi đi khám phụ khoa bạn nên thoải mái, cởi mở chia sẻ các vấn đề bản thân gặp phải. Đồng thời thắc mắc những điều chị em chưa rõ để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ.
Không đi khám khi đang trong kỳ kinh nguyệt
Những ngày đèn đỏ, phụ nữ thường khá mặc cảm khi đi thăm khám. Đồng thời, kỳ kinh nguyệt sẽ ảnh hưởng đến kết quả khám. Nếu sử dụng các dụng cụ hỗ trợ thăm khám rất có thể sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vùng âm đạo.
Bữa ăn cách ít nhất 8 tiếng trước khi khám
Bữa ăn gần nhất nên cách thời điểm thăm khám khoảng 8 – 12 tiếng. Vì có thể bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm về máu, nước tiểu. Khoảng cách bữa ăn giúp kết quả chính xác hơn.

Nên có người thân đi cùng
Chị em nên đi cùng mẹ, chị, em gái, bạn thân hoặc chồng của mình. Việc này giúp phần nào tâm lý của chị em sẽ thoải mái hơn khi có họ bên cạnh. Và sẽ là người hỗ trợ trong trường hợp cần thiết.
Tài chính
Bạn có thể tìm hiểu, tham khảo mức chi phí sẽ phải chi trả cho quá trình thăm khám. Mang dự phòng để khi bạn cần làm thêm các chỉ định theo tư vấn, yêu cầu của bác sĩ.
Không quan hệ tình dục
Tránh quan hệ tình dục trước khi đi khám khoảng 1-2 ngày. Điều này hạn chế các tạp chất, tế bào bất thường xâm nhập và tấn công vào âm đạo.
Vệ sinh trước khi khám
Vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước sạch trước khi đi khám. Không nên thụt rửa âm đạo, sử dụng chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh. Đồng thời không bôi hay đặt thuốc vào trong âm đạo.
Bài viết giúp chị em có thể hiểu phần nào về khám phụ khoa và tầm quan trọng của nó. Hy vọng chị em sẽ chủ động quan tâm hơn đến việc thăm khám phụ khoa định kỳ để có thể nắm rõ hơn các vấn đề của chính mình.

Câu hỏi liên quan
1. Tôi cần phải làm những xét nghiệm nào? Mục đích của xét nghiệm thực hiện?
2. Kết quả kiểm tra của tôi như thế nào?
3. Nguyên nhân gây bệnh là gì?
4. Phương pháp điều trị? Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp? Có phương pháp điều trị hiệu quả hơn không?
5. Có thể kết hợp chữa đông y hay không?
6. Nên ăn uống và sinh hoạt như thế nào?
7. Thời gian tái khám?
Khám phụ khoa là việc thăm khám bộ phận thuộc cơ quan sinh dục và sinh sản ở nữ giới.
Otis Việt Nam
- Website: https://otisvietnam.vn/
- Hotline: 088 666 059
- Email: otisvietnam2021@gmail.com
- Địa chỉ: 7A- Lê Đức Thọ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội