Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
spot_img

Gãy Xương Là Gì? Những Vị Trí Thường Bị Gãy Xương

Dành cho bạn

Gãy xương là tình trạng phổ biến, diễn ra trên mọi đối tượng, mọi lứa tuổi và có thể để lại những hậu quả khôn lường. Nếu không có đủ kiến thức và am hiểu về bệnh. 

Vậy những vị trí xương nào thường bị chấn thương dẫn đến gãy? Cùng Otis Việt Nam theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu.

Gãy xương là gì?

Gãy xương là tình trạng các cấu trúc bên trong xương bị phá vỡ gây ra các chấn thương và làm gián đoạn các chức năng của xương. Các trường hợp xương bị chấn thương nặng dẫn đến gãy phổ biến hiện nay đều do các tác động vật lý lớn gây ra. Như tác động lực lớn trong các vụ tai nạn giao thông, sự cố vận động cũng như trong tập luyện thể thao.

Đối tượng nào dễ bị gãy xương?

Tuy xảy ra với mọi lứa tuổi, nhưng vẫn có những trường hợp có nguy cơ gặp chấn thương ở xương cao hơn bình thường như:

  • Người lao động nặng nhọc: công nhân xây dựng, khuân vác, chở hàng nặng,…
  • Người cao tuổi: xương đã bị lão hóa nhiều
  • Trẻ em: xương còn non, giòn
  • Người mắc bệnh, thiếu canxi,…
Gãy xương là gì
Gãy xương là gì

Nguyên nhân gây ra gãy xương

Có hai nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng gãy xương đó là:

Do chấn thương

Xảy ra sau khi xương chịu một tác động lực lớn có thể như ngã, tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao động, tai nạn trong chơi thể thao. 

Do bệnh lý

Xương bị phá hủy rồi gãy do các bệnh lý gây ra như u xương ác tính, viêm tủy xương, loãng xương, thoát vị, thoái hóa, ung thư xương, gout

Dấu hiệu nhận biết khi xương bị gãy

Gãy xương còn phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi, mức độ chấn thương, tình hình tâm sinh lý hiện tại,… Một số dấu hiệu nhận biết còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Nhưng đa phần đều có những dấu hiệu sau:

  • Chân tay xảy ra tình trạng biến dạng.
  • Vùng xảy ra chấn thương có hiện tượng sưng, bầm tím.
  • Vùng bị chấn thương mất đi chức năng.
  • Đầu xương lộ ra ngoài ra với trường hợp chấn thương hở.
  • Vùng chấn thương bị đau, khi hoạt động thì đau dữ dội hơn.
  • Không chịu lực lên chân, cổ chân,…

Các hiện tượng trên tương đối nguy hiểm với người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. 

Những vị trí gãy xương phổ biến

Các trường hợp gãy xương đều khác nhau và có cách điều trị và thời gian hồi phục khác nhau. Dưới đây là một số vị trí gãy phổ biến nhất được ghi nhận. 

Gãy xương đòn

Xương đòn là xương nằm sát dưới vùng da vai, nối giữa xương ức và hệ thống đai vai – cánh tay. Xương đòn đóng vai trò như chiếc đòn gánh để nâng đỡ trọng lượng của một cánh tay. Tình trạng gãy ở vị trí xương đòn xảy ra phổ biến với 4% trong tổng số bệnh nhân. Chiếm đến gần 43% gãy xương tại vùng vai.

Gãy xương đòn
Gãy xương đòn

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này là do các tai nạn không mong muốn tác động lực lớn vào phần vai. Như tai nạn giao thông, tại nạn do ngã chống tay, chấn thương trong thể dục thể thao,…

Với trường hợp bị các bệnh lý như u xương, gãy xương mỏi ít gặp,… chỉ cần tác động nhẹ cũng có thể xảy ra hiện tượng gãy xương đòn.

Gãy xương đòn có một số dấu hiệu nhận biết sau:

  • Xảy ra tình trạng hõm xương và sưng phồng tại vùng vai.
  • Vùng vai bị bầm tím.
  • Vận động khó, vùng vai cảm giác bị cứng.
  • Đầu xương đòn lệch đẩy lồi ra  da.
  • Vận động vai nghe thấy tiếng rắc.

Gãy xương cổ tay

Xương cổ tay nối bàn tay vào hai xương dài ở cẳng tay – xương quay và xương trụ. Xương cổ tay được hình thành từ tám xương nhỏ có hình vuông, hình bầu dục, tam giác.

Hiện tượng gãy, nứt ở một hay nhiều xương ở cổ tay được gọi là gãy xương cổ tay. Tình trạng này diễn ra phổ biến một phần do phản xạ cơ bản của con người.

Mỗi khi ngã sẽ là chống tay xuống, tạo nên hiện tượng gãy và nứt xương ở cổ tay. Vì ngã với tư thế bàn tay dang rộng tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, thì bàn tay sẽ chịu một lực lớn từ trọng lượng cơ thể.

Gãy ở cổ tay
Gãy ở cổ tay

Các chấn thương thường xảy ra trong lúc chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, nhảy xa,… Vậy nên đòi hỏi mỗi người đều nắm được tư thế khi ngã để tránh chấn thương không đáng có.

Ngoài ra, các vụ tai nạn cũng là lý do khiến xương bị chấn thương nặng. Những vụ tai nạn giao thông đều đem lại đến hậu quả khôn lường. Giữ an toàn cho bản thân trong tham gia giao thông là cách tốt nhất để hạn chế những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Các dấu hiệu khi bị chấn thương ở xương cổ tay gồm:

  • Bầm tím và sưng vùng cổ tay
  • Đau dữ dội, đau hơn khi cầm nắm chặt hoặc cử động bàn tay hoặc cổ tay
  • Cổ tay bị cong hoặc di lệch bất thường.

Gãy xương mắt cá chân

Gãy xương mắt cá chân khi có một hay nhiều đoạn xương ở vùng phức hợp xương mắt cá chân bị lực lớn tác động làm rạn, gãy. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: không khởi động trước khi chơi thể dục thể thao, chơi các bộ môn có tính đối kháng cao, tập thể dục thể thao sai cách,…

Khi tham giao thông không tránh được các thực trạng tai nạn giao thông. Tai nạn giao thông khiến một lực lớn tác động lên vùng phức hợp mắt cá chân gây ra tình trạng nứt, gãy.

Chấn thương ở mắt cá chân
Chấn thương ở mắt cá chân

Triệu chứng phổ biến khi bị chấn thương ở vùng xương của mắt cá chân:

  • Vùng xương mắt cá chân bị sưng tấy và đau dữ dội.
  • Xuất hiện các vết tím bầm trên da.
  • Biến dạng bàn chân khiến việc đi lại, di chuyển trở nên khó khăn.
  • Nhìn thấy đầu xương qua da.
  • Chảy máu nếu xương phần xương gãy xuyên qua da.

Gãy xương sống

Các đốt sống xếp chồng lên nhau được gọi là cột sống. Gãy xương sống rất nguy hiểm vì nó có thể ảnh hưởng đến tủy sống. Gãy xương sống có nhiều loại như gãy làm nhiều mảnh, gãy xẹp đốt sống, gãy gây thương tổn tủy sống,…

Nguyên nhân chủ yếu do hậu quả của những vụ tai nạn giao thông, các trường hợp tai nạn trong thể thao hoặc bị ngã ở độ cao nhất định tạo một lực lớn tác động vào vùng xương sống.

Khi người bệnh mắc những bệnh lý như loãng xương, ung thư xương, các khối u cột sống. Không cần chịu tác động lực quá lớn cũng khiến cho xương người bệnh có thể bị gãy khi xương đang bị suy yếu. 

Gãy xương sống
Gãy xương sống

Một số dấu hiệu khi bị chấn thương xương sống:

  • Đau lưng, đau cổ, bị yếu cơ,… tại vị trí bị chấn thương.
  • Các hoạt động của cơ thể trở nên khó khăn .
  • Ảnh hưởng đến tủy sống, mất đi khả năng vận động ở chân hoặc tay.

Gãy xương sườn

Là một chấn thương khi con người va đập mạnh hoặc có những yếu tố nào đó tác động vào khiến cho khung xương sườn bị vỡ hoặc nứt.

Trong một số trường hợp, một số phần của xương sườn bị gãy hoàn toàn sau khi bị va đập. Chúng di chuyển bị lệch hoặc treo lơ lửng ở trong lồng ngực. Nếu bị gãy đến ba xương sườn có thể dẫn đến hiện tượng lồng ngực phập phồng dẫn đến khó thở. 

Đây là một tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị ngay lập tức. Chính vì thế mà so với gãy xương ở các xương khác, thì gãy xương sườn có độ nguy hiểm cao hơn rất nhiều.

Nguyên nhân là khi có lực lớn tác động trực tiếp vào khung xương, nén lại, khiến cho các xương gãy. Tình trạng này thường xuất hiện ở những người bị rơi ngã, gặp tai nạn xe. Hoặc ở người bị một vật nặng đè bẹp, va đập mạnh trong khi chơi những môn thể thao tiếp xúc trực tiếp.

Các dấu hiệu nhận biết

  • Khi hít thở vào có thể bị đau gây ra thở nông, không thở hết được ra hơi.
  • Không đứng được thẳng người mà cơ thể sẽ bị cong, bị vẹo.
  • Khi ấn vào chỗ bị tổn thương xương sẽ cảm giác đau nhói.
  • Mỗi khi ho hay hắt hơi, những phần nứt hay gãy sẽ gây ra đau đớn cho bệnh nhân.
  • Xuất hiện các vết bầm tím, vết sưng, vết tấy đỏ ở xung quanh các vị trí xương bị vỡ.
  • Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng sau: Khó thở, co thắt lồng ngực, lồng ngực biến dạng, âm thanh lạo xạo khi chạm vào vị trí tổn thương.

Gãy xương cẳng tay

Phần từ khuỷu tay đến cổ tay được gọi là phần cẳng tay. Gương xương cẳng tay là tình trạng phần cẳng tay chịu lực lớn tác động vào. Các vị trí chịu lực như thân xương, các phần khớp trên cẳng tay.

Nguyên nhân gián tiếp đến từ các hành động theo phản xạ là chống tay khi ngã. Nguyên nhân gián tiếp khi chịu các tác động lực lớn đến từ tai nạn giao thông hoặc các rủi ro trong thể thao.

Những người có nguy cơ bị gãy xương cẳng tay thường là những người bị loãng xương, người cao tuổi hoặc những người thường xuyên tập luyện thể dụng thể thao.

Các dấu hiệu nhận biết khi xương cẳng tay bị gãy:

  • Đau nhức dữ dội ở phần bị thương, tăng dần khi cử động 
  • Phần cánh tay bị biến dạng.
  • Sưng tấy và bầm tím ở vùng bị thương.
  • Nghe thấy tiếng lạo xạo trong xương. 
  • Tay không thể cử động bình thường. 
Điều trị chấn thương ở xương
Điều trị chấn thương ở xương

Gãy xương chày

Xương chày có kích thướng tương đối lớn nằm ở trong xương mác. Gãy xương chày là phần xương cẳng chân bị tổn thương và nứt, rạn, gãy do tác động lớn vào xương.

Các dấu hiệu nhận biết:

  • Chân bị tê, ngứa và đau dữ dội ở phần cẳng chân.
  • Vùng bị thương bị biến dạng.
  • Chảy máu khi phần xương bị nứt gãy xuyên qua da.
  • Xung quanh vùng bị thương sưng tấy, bầm tím.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra chấn thương vùng xương chày hiện nay:

  • Chân bị ảnh hưởng do ngã từ độ cao lớn, tiếp xúc với các bề mặt cứng.
  • Va chạm mạnh do ảnh hưởng từ tai nạn giao thông.
  • Các vận động viên thường thực hiện các động tác chuyển động xoắn dễ gây ra chấn thương.
  • Các bệnh lý về xương khớp.

Điều trị gãy xương như thế nào?

Điều trị gãy xương tuân thủ theo nguyên tắc: Đưa các mảnh xương vỡ về đúng vị trí ban đầu, tránh bị di lệch. Có hai phương pháp điều trị:

  • Thực hiện bó bột và nẹp cố định: Đưa xương về gãy cố định ở vị trí ban đầu cho đến khi vết thương hồi phục.
  • Thực hiện phẫu thuật: Khi mức độ bệnh quá nặng cần can thiệp của phẫu thuật để điều trị ổn định.

Gãy xương thì nên ăn và kiêng những gì?

Khi bị gãy xương, ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì còn phải áp dụng một chế độ ăn phù hợp kết hợp để điều trị được bệnh.

Những loại thực phẩm cần bổ sung

  • Bổ xung thực phẩm giàu Canxi: măng tây, cải cúc, su hào, rau diếp, rau chân vịt…
  • Bổ xung thực phẩm giàu Magie: Lạc, rau ngót, cá chép, thịt, sữa, đậu tương, bơ…
  • Bổ xung thực phẩm giàu Kẽm: Cá biển, hải sản, trứng, khoai tây, cà rốt… 
  • Bổ xung thực phẩm giàu Vitamin B6: Thịt gà, cải bắp, thịt bò, chuối, ngũ cốc…
  • Bổ xung thực phẩm giàu Vitamin B12: trứng, nội tạng động vật, giàu thực vật…
Bổ sung canxi
Bổ sung canxi

Những loại thực phẩm cần kiêng

  • Không nên sử dụng nhiều đồ ăn nhiều dầu mỡ.
  • Không sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn.
  • Không sử dụng đồ ngọt.
  • Không uống chè đặc 

Câu hỏi liên quan

Cách sơ cứu cơ bản khi bị chấn thương ở xương

Tuyệt đối không di chuyển người bị chấn thương, trừ khi cần thiết để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong khi chờ lực lượng y tế thì bạn có thể thực hiện một số việc như:
– Cầm máu
– Cố định khu vực bị thương
– Chườm túi nước đá

Vì sao nói loãng xương là nguy cơ dẫn đến gãy xương cao nhất?

Do khi bị loãng xương, hệ thống xương khớp bị mất mật độ xương, làm cho xương trở nên yếu đi, giòn và dễ gãy hơn. Ngoài ra, khi loãng xương, ở các khớp xương nhỏ còn xảy ra tình trạng tự tiêu xương. Cực kỳ nguy hiểm.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về gãy xương mà chúng tôi muốn chia sẻ. Mong rằng bài viết này hữu ích dành cho bạn.

Otis Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết mới

Salad chay – Lựa chọn thông minh của sức khỏe

Salad chay với đầy đủ hương vị tươi ngon mà cách làm lại nhanh chóng và dễ dàng. Chỉ...
- Sản phẩm bán chạy -spot_img