Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
spot_img

Gãy Xương Đòn: Tình Trạng Thường Gặp Trong Tai Nạn

Dành cho bạn

Gãy xương đòn là tình trạng phổ biến thường gặp trong tai nạn. Nếu người bệnh được điều trị sớm và đúng cách, xương sẽ rất nhanh lành. Ngược lại nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ để lại di chứng. Hãy cùng Otisvietnam tìm hiểu về vấn đề này.

Gãy xương đòn là gì?

Gãy xương đòn (hay còn gọi xương quai xanh) là một chấn thương xảy ra tương đối phổ biến ở vùng vai, chiếm khoảng 2.6% – 5% các trường hợp gãy xương. Tổn thương có thể do tai nạn thể thao, tai nạn giao thông hoặc trong sinh hoạt.

Gãy xương đòn
Gãy xương đòn

Đối tượng dễ bị gãy xương đòn

Mỗi người, xương đòn càng phát triển và cứng dần cho đến độ tuổi trưởng thành. Cũng chính điều đó, trẻ em là đối tượng thường bị gãy xương quai xanh. Bởi tính hiếu động, thích chạy nhảy của trẻ. Trong khi xương đòn chưa thực sự cứng cáp nên trẻ thường bị té ngã, va đập nên gãy xương đòn phổ biến ở trẻ là điều dễ hiểu.

Tỷ lệ tổn thương xương đòn giảm ở độ tuổi trưởng thành. Nhưng lại tăng ở người cao tuổi. Bởi sự già hóa, mật độ xương của người cao tuổi giảm dần theo thời gian.

Nguyên nhân gãy xương đòn

Nguyên nhân gãy xương chủ yếu là do tai nạn giao thông, tai nạn lao động và trong sinh hoạt.

Có đến khoảng 80% trường hợp gãy xương là do chấn thương ngã chống tay, dạng vai, duỗi khuỷu. Còn 20% còn lại là do tác động mạnh trực tiếp, đa phần là chấn thương hở. 

Ngã chống tay là nguyên nhân gây gãy xương đòn
Ngã chống tay là nguyên nhân gây gãy xương đòn

Ngoài ra, nguyên nhân còn xuất phát từ tác động nhẹ ở người có tiền sử loãng xương, bệnh u xương, xương thuỷ tinh,…

Phân loại gãy xương đòn

Dựa vào vị trí gãy, có thể chia loại tổn thương này thành 3 loại:

Gãy thân xương đòn

Gãy phần giữa thân xương là thể điển hình, dễ chẩn đoán, chiếm tỉ lệ 80% gãy xương vị trí này.

Đường gãy có thể ngang, chéo hay có mảnh thứ 3. Đầu gần dễ di lệch nhiều lên trên do bị kéo bởi cơ ức đòn chũm. Đầu xa bị kéo xuống do cơ ngực, trọng lực cánh tay,…

Gãy đầu ngoài xương đòn

Gãy ⅓ đầu ngoài của xương chiếm tỉ lệ 15%, thường là hậu quả của chấn thương trực tiếp. Xương ít di lệch nếu không đứt dây chằng quạ đòn, di lệch nhiều nếu đứt dây chằng.

Gãy đầu ngoài xương đòn
Gãy đầu ngoài xương đòn

Gãy đầu trong xương đòn

Gãy ⅓ phía trong xương ít gặp hơn, chiếm khoảng 5% gãy xương đòn. Gãy xương thường do chấn thương rất mạnh gây ra. Người bệnh có thể kèm theo chấn thương ngực hoặc tổn thương khớp ức đòn.

Triệu chứng gãy xương đòn

Gãy xương quai xanh gây đau nhức khu vực gãy, hơn nữa có thể cảm nhận được sự di chuyển của các mảnh gãy.

Gãy ở đầu ngoài và phần giữa xương là những vị trí có thể nhìn thấy, sờ thấy. Nếu vị trí gãy di lệch nhiều, có thể quan sát được xương gồ lên dưới da.

Ngoài ra, xuất hiện những vùng bầm tím và sưng lên ở vai, vận động khó khăn. Người bệnh sẽ nghe tiếng “rắc” khi cố vận động vai.

Các phương pháp điều trị gãy xương đòn

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chẩn đoán tình trạng xương để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Ở vị trí xương quai xanh thường được điều trị theo 2 cách: Điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật.

Điều trị bảo tồn

Xương đòn là một trong những xương dễ liền, tuy nhiên việc cố định nó ở một vị trí là rất khó.

Bằng phương pháp điều trị này, bác sĩ cho bệnh nhân dùng băng số 8; hoặc đai Desault để cố định phần xương bị gãy, thay vì phương pháp bó bột truyền thống.

Phương pháp điều trị bảo tồn
Phương pháp điều trị bảo tồn

Cách điều trị bảo tồn chỉ định với phần lớn vị trí gãy xương. Tuy nhiên, phương pháp này đều không cố định được ổ gãy khi đã nắn chỉnh (không ảnh hưởng đến vai).

Điều trị phẫu thuật

Chỉ một vài trường hợp dưới đây được bác sĩ chỉ định điều trị phẫu thuật:

  • Gãy xương hở
  • Xương quai xanh bị gãy có ảnh hưởng đến: màng phổi, các mạch máu, hệ thần kinh; chọc thủng da, kèm gãy tay, gãy xương sườn,…

Điều trị phẫu thuật thường dùng 2 kỹ thuật:

  • Nẹp vít
  • Chốt đinh vào xương

Ưu điểm của phương pháp này là người bệnh mau chóng liền xương. Ngược lại, một số rủi ro có thể xảy ra: viêm xương, nhiễm trùng vết mổ, để lại sẹo,…

Câu hỏi thường gặp

Nguyên nhân gãy xương đòn thường gặp

– Do tai nạn giao thông
– Tai nạn lao động
– Ngã chống tay
– Ngã dạng vai
– Ngã duỗi khuỷu

Các phương pháp điều trị gãy xương đòn

– Điều trị bảo tồn: dùng băng số 8, đai Desault
– Phẫu thuật: Nẹp vít, chốt đinh vào xương

Trên đây là những chia sẻ về tỉnh trạng gãy xương đòn – một trong những bệnh liên quan đến cơ xương khớpOtisvietnam muốn gửi tới bạn. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn và những người thân yêu!

Xin chân thành cảm ơn!

Otis Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết mới

Salad chay – Lựa chọn thông minh của sức khỏe

Salad chay với đầy đủ hương vị tươi ngon mà cách làm lại nhanh chóng và dễ dàng. Chỉ...
- Sản phẩm bán chạy -spot_img