Đau nhức xương khớp là bệnh lý không chỉ gặp ở những người cao tuổi mà hiện nay, những người trẻ tuổi cũng mắc căn bệnh này.
Vậy hãy cùng với Otisvietnam.vn tìm hiểu vấn đề: “Đau nhức xương khớp – Dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm”. Ở bài viết dưới đây nhé!
Đau nhức xương khớp có nguy hiểm không?
Bệnh nhân cần lưu ý đặc biệt khi bị đau nhức xương khớp. Không thể vì nó là một căn bệnh phổ biến thông thường mà chủ quan. Vì bệnh này có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm sau:
- Giảm dần hoặc thậm chí mất chức năng vận động thông thường: Nếu không được điều trị kịp thời trong thời gian đầu mắc bệnh, bệnh nhân rất dễ bị những biến chứng nguy hiểm sau này. Những biến chứng bao gồm việc giảm hoặc mất đi chức năng vận động thông thường như cầm nắm… Lâu dần, người bệnh sẽ mất đi khả năng lao động.
- Teo cơ, biến dạng khớp hoặc tàn phế: Người bệnh sẽ dễ bị cứng khớp, khiến việc cầm nắm hay xoay tay, chân trở nên khó khăn. Biến chứng trở nên nguy hiểm và nghiêm trọng hơn như: teo cơ, biến dạng khớp, dính khớp, bại liệt,… Nếu ở giai đoạn cuối mà người bệnh vẫn không được điều trị bệnh thích hợp và đúng cách.
- Các bệnh về tim mạch: Các biến chứng của bệnh có thể gây tổn thương tai tim, đặc biệt là van tim. Đây là nguyên nhân gây bệnh tim mạch và có thể gây tử vong khi lớn tuổi.

Đau nhức xương khớp là gì?
Đau nhức xương khớp là dấu hiệu bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi. Là tình trạng bệnh nhân bị tổn thương các khớp xương và kèm theo các triệu chứng như: Sưng khớp, nhức mỏi khớp và cứng khớp, các biến dạng của khớp,… Từ đó, sẽ gây ảnh hưởng đến các chức năng vận động của khớp.
Bệnh không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không có sự can thiệp y tế kịp thời, người bệnh sẽ bị tê yếu tứ chi, việc vận động sẽ rất khó khăn, thậm chí bại liệt hoàn toàn.
Bị đau nhức xương khớp – dấu hiệu của bệnh gì?
Đau nhức xương khớp thường là triệu chứng của bệnh viêm khớp, nhiễm trùng hay liên quan đến ung thư khớp. Dưới đây là những bệnh lý gây ra tình trạng đau nhức xương khớp:
#1. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mãn tính do sự rối loạn miễn bên trong cơ thể gây ra. Nó xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công vào các mô chính của cơ thể.
Viêm khớp dạng thấp được xem là một trong những căn bệnh về xương khớp nguy hiểm, nó có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường. Bệnh này gây ra tình trạng đau nhức xương khớp không chỉ đối với người có tuổi, mà ngay cả các bạn trẻ hiện nay cũng gặp phải.

Nguyên nhân
- Hệ thống miễn dịch bị tấn công synovium – lớp màng bao quanh khớp dẫn đến viêm là kết quả làm dày synovium, cuối cùng có thể phá hủy sụn và xương trong khớp.
- Các gân và dây chằng giữ các khớp liên kết với nhau bị giãn ra và suy yếu khiến cho khớp bị biến dạng và mất tính liên kết.
- Yếu tố di truyền có thể liên quan. Vì một số gen mặc dù không trực tiếp gây bệnh nhưng cũng có thể khiến bạn nhạy cảm với các yếu tố môi trường.
Dấu hiệu
Viêm khớp dạng thấp có nhiều dấu hiệu khác nhau, gồm các triệu chứng toàn thân, viêm khớp
Các dấu hiệu toàn thân gồm:
- Người bệnh sẽ cảm thấy trong người mệt mỏi, cơ thể suy nhược, trì trệ.
- Sẽ có những biểu hiện chán ăn và có thể dẫn đến sụt cân.
- Không những thế người bệnh sẽ bị đau mỏi cơ toàn thân.
Các dấu hiệu của viêm khớp bao gồm:
- Các khớp sẽ bị cứng lại. Triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, và sẽ kéo dài trên một giờ.
- Khớp sẽ có biểu hiện sưng. Đó là do việc tụ dịch nhiều hoặc sưng phù lên ở vùng khớp viêm.
- Bị nóng da: Vùng da mà bị viêm khớp thì ấm hơn các vùng da ở chỗ khác.
- Sẽ có màu đỏ hoặc màu nhạt ở vị trí vùng khớp viêm.
#2. Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp bị tổn thương kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng miễn dịch khớp do quá trình tái tạo sụn không đủ để bù đắp lại cho lớp sụn khớp đã bị hao mòn.
Đây là căn bệnh khá phổ biến của đau nhức xương khớp. Thường xuất hiện ở những người trong độ tuổi trung niên và người cao tuổi.
Nguyên nhân
Nguyên nhân khiến các khớp bị thoái hóa thường được xét trên hai yếu tố đó là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
Nguyên nhân khách quan
- Khi tuổi tác đã cao thì hàm lượng nước trong sụn tăng lên, điều này làm hàm lượng và chất lượng Protein trong sụn giảm dẫn đến việc sụn khớp bắt đầu thoái hóa.
- Thời gian vận động dài khiến cho sụn bị tổn thương, gây nên tình trạng rạn nứt, thậm chí tiêu biến sụn, gia tăng ma sát giữa các khớp gây đau và thoái hóa khớp.

Nguyên nhân chủ quan
- Do béo phì: Việc thừa cân làm tăng nguy cơ nguy thoái hóa ở khớp gối, hông và cột sống. Vì vậy, việc duy trì chỉ số cân nặng của cơ thể hoặc giảm cân để có trọng lượng lý tưởng giúp ngăn ngừa hiện tượng thoái hóa.
- Do di truyền: Tình trạng này xảy ra ở một số đối tượng có khiếm khuyết di truyền ở gen có chức năng hình thành sụn kém. Dẫn đến hao hụt ở sụn khớp, đẩu nó vào tình trạng thoái hóa khớp.
- Do chấn thương: Việc chấn thương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của viêm khớp thoái hóa.
- Tần suất sử dụng các khớp cao và liên tục làm tăng nguy cơ bị thoái hóa xương khớp.
Dấu hiệu
Các biểu hiện của bệnh thường phát triển chậm và mức độ tăng nặng theo thời gian, có các triệu chứng sau đây:
- Xuất hiện dấu hiệu đau nhức: Các khớp sẽ bị ảnh hưởng có thể bị đau trong hoặc sau khi vận động mạnh, các cơn đau thường âm ỉ và sẽ biến mất khi người bệnh không hoạt động. Các cơn đau sẽ tăng nặng, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây cho người bệnh nhiều đau đớn và phiền toái.
- Xuất hiện tình trạng teo cơ, sưng tấy: Thoái hóa khớp kéo dài thường dẫn đến tình trạng sưng tấy ở vùng cơ xung quanh khớp và làm biến dạng các khớp. Nếu không vận động trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng teo cơ, đầu gối bị lệch khỏi trụ,…
- Xuất hiện tiếng khớp kêu khi di chuyển: Người bệnh cảm thấy có cảm giác nóng ran khi sử dụng khớp và có thể nghe thấy tiếng lách cách hoặc lộp cộp khi cử động.
#3. Bệnh gout
Bệnh gout (thống phong) là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân Purin trong thận, khiến thận không thể lọc Axit uric từ trong máu. Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể, sau đó sẽ đào thải qua nước tiểu và phân.

Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh gout, trong đó phải kể đến các nguyên nhân sau đây:
- Do ăn nhiều thực phẩm chứa Purin.
- Do yếu tố di truyền.
- Bệnh thường gặp ở người bệnh béo phì.
- Người hay sử dụng rượu bia.
- Người bệnh bị rối loạn chuyển hóa.
Dấu hiệu
Các dấu hiệu của bệnh gout thường xảy ra đột ngột vào ban đêm với các dấu hiệu:
- Các khớp đau đột ngột, dữ dội và sưng tấy.
- Khi chạm vào các khớp sẽ bị đau nhiều hơn.
- Các khớp có biểu hiện sưng đỏ.
- Vùng xung quanh các khớp ấm lên.
#4. Loãng xương
Bệnh loãng xương (bệnh giòn xương hoặc xốp xương) là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần. Điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.
Loãng xương là bệnh phổ biến ở người cao tuổi trong các bệnh về đau nhức xương khớp. Do độ tuổi này, mật độ xương không đảm bảo đủ mức cho phép để bảo đảm xương cứng chắc như lúc ở tuổi trưởng thành.
Nguyên nhân
Các nguyên nhân chính gây ra bệnh loãng xương bao gồm:
- Người bệnh có lối sống sinh hoạt không hợp lý, ít vận động.
- Những người thường xuyên mang vác các vật nặng, lao động vất vả.
- Trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh thiếu canxi.

Dấu hiệu
Loãng xương ở người bệnh thường có dấu hiệu sau:
- Biển hiện đau nhức đầu xương: Đây là một trong những triệu chứng loãng xương dễ nhận biết nhất. Người bệnh sẽ cảm thấy mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân.
- Đau ở vùng xương chịu gánh nặng khi lao động như: thắt lưng, cột sống, xương hông, xương chậu, đầu gối, những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài. Cơn đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.
- Đau ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa. Vì vậy, người bệnh rất khó thực hiện những tư thế như cúi gập người hoặc xoay người.
- Đối với những người ở tuổi trung niên, vấn đề loãng xương thường đi kèm với các triệu chứng của bệnh thoái hoá khớp, giãn tĩnh mạch, thoát vị, viêm khớp…
Cách điều trị đau nhức xương khớp
Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh đau nhức xương khớp. Dưới đây là một vài phương pháp chữa trị:
#1. Phương pháp điều trị tại nhà
- Liệu trình làm lạnh: Liệu trình này có tác dụng giảm viêm, giảm đau nhức do viêm khớp, chấn thương. Đồng thời giảm lưu lượng máu về khu vực tổn thương.
- Chườm ấm/ tắm nước ấm: Biện pháp này phù hợp với những người bị đau nhức do bệnh lý, thời tiết hoặc đau nhức do hệ xương khớp mất tính ổn định ở người lớn tuổi. Chườm ấm có tác dụng làm ấm chi, đuổi hàn thấp, thư giãn mạch máu, xương khớp và mô mềm xung quanh.
- Ngâm chân tay với nước sắc thảo dược: Giúp người bệnh phòng ngừa và cải thiện tình trạng cứng khớp, thư giãn, giúp dễ ngủ, thông máu, giảm cảm giác tê bì và đau nhức hiệu quả.
- Tập thể dục: Giữ thói quen vận động và tập thể dục mỗi ngày khi bị đau nhức xương khớp. Biện pháp này có tác dụng duy trì khả năng vận động, tăng cường sức mạnh cơ bắp, giảm căng cơ, đau nhức và phòng ngừa cứng khớp hiệu quả.
#2. Phương pháp điều trị bằng Tây y
Người bệnh sẽ sử dụng các nhóm thuốc giãn cơ,thuốc corticoid, kháng viêm không steroid, thuốc ức chế COX-2 …
Khi sử dụng người bệnh cần lưu ý đến một số tác dụng phụ của thuốc như:
- Có xuất hiện tình trạng viêm loét dạ dày.
- Gan, thận bị tổn thương.
- Xuất huyết đường tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn,…
Do đó cần thận trọng khi sử dụng lâu dài.
#3. Phương pháp điều trị bằng Đông y
Từ xưa đến nay, Ở Việt Nam có rất nhiều bài thuốc được biết đến có tác dụng hỗ trợ giảm đau xương khớp như: lá lốt, đu đủ, ngải cứu…
Những bài thuốc này rất gần gũi với người dân Việt Nam. Người bệnh cần được sử dụng trong thời gian dài. Nhưng không phải bệnh nhân nào sử dụng liệu pháp này cũng đạt hiệu quả vì do cơ địa của mỗi người là khác nhau.
Dầu xoa bóp Bách Y Khớp – Điều chế từ thảo dược tự nhiên, an toàn với người sử dụng.

Cách phòng tránh bệnh đau nhức xương khớp
Dưới đây là một số cách để phòng tránh bệnh đau nhức xương khớp:
- Cần duy trì cân nặng ổn định và hợp lý.
- Không nên giữ một tư thế trong thời gian dài.
- Nên loại bỏ những thói quen không tốt cho xương khớp.
Câu hỏi thường gặp
– Viêm khớp dạng thấp
– Thoái hóa khớp
– Gout
– Loãng xương
Bệnh này có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm sau:
– Giảm dần hoặc thậm chí mất chức năng vận động thông thường
– Teo cơ, biến dạng khớp hoặc tàn phế
– Các bệnh về tim mạch
Trên đây là những thông tin về đau nhức xương khớp. Mong rằng bài viết trên mà Otis mang đến sẽ giúp ích được cho các bạn. Xin cảm ơn!
Otis Việt Nam
- Website: https://otisvietnam.vn/
- Hotline: 088 666 059
- Facebook: https://www.facebook.com/otisvienam.vn
- Email: otisvietnam2021@gmail.com
- Địa chỉ: 7A- Lê Đức Thọ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội