Hiện tượng đau cơ không phải là hiếm gặp, bạn có thể bị đau cơ ở bất kỳ đâu như: đau cơ cổ, đau cơ vai, đau nhức 2 bắp chân,… Đôi khi, cơn đau nhức có thể lên đến mức tột độ và có thể khó phục hồi. Vậy khi bị đau cơ cần ăn gì, kiêng gì? Cần lưu ý những gì trong thực đơn của người đau cơ? Cùng Otisvietnam tìm hiểu rõ hơn nhé!
Các loại thực phẩm nên ăn khi bị đau cơ
Đau cơ cần ăn gì? Đây hẳn là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân mắc các chứng bệnh về đau cơ.
Theo các chuyên gia, khi bị đau cơ, bệnh nhân cần phải đa dạng các món ăn để đẩy nhanh tốc độ phục hồ. Một số loại thực phẩm nên đưa vào bữa ăn cho người bị bệnh đau cơ như:
Thực phẩm giàu protein
Để trả lời cho câu hỏi “Đau cơ cần ăn gì” thì chắc chắn phải nhắc đến Protein. Protein là thành phần không thể thiếu trong các tế bào mô của cơ thể. Phần cơ bị tổn thương và không di chuyển được dẫn đến việc giảm sút sức mạnh cũng như khối lượng cơ nạc.
Việc bổ sung đủ hàm lượng đạm sẽ giúp ngăn không cho các chứng sưng viêm trở nên tệ hơn. Đẩy nhanh quá trình phục hồi cơ cho cơ thể.
Hơn hết, việc hấp thụ protein sẽ giúp phục hồi các phần cơ bị mất đi khi bị chấn thương và đau cơ. Vì vậy, hãy đảm bảo bổ sung các loại thực phẩm chứa một lượng lớn protein. Ví dụ như thịt, cá, đậu,… trong thực đơn ăn uống hằng ngày.

Thực phẩm giàu chất xơ
Trong quá trình phục hồi chấn thương, nhất là khi bị đau cơ. Cơ thể thường khó di chuyển và hạn chế chuyển động. Người bệnh nên tránh việc tích mỡ thừa không mong muốn trong cơ thể.
Một trong những cách giảm lượng calo hấp thụ vào cơ thể là bổ sung nhiều chất xơ. Đồng thời, kết hợp với chế độ ăn uống giàu protein. Việc ăn nhiều chất xơ sẽ giúp người bệnh ăn ít hơn mà không hề cảm thấy đói bụng. Bởi các thực phẩm như trái cây, rau xanh hay các loại ngũ cốc làm tăng cảm giác no bụng khi ăn.
Ngoài ra các loại thực phẩm giảm đau cơ giàu chất xơ thường chứa các dưỡng chất thiết yếu cho việc phục hồi các cơ bị đau.
Trái cây bổ sung vitamin C
Vitamin C giúp cơ thể sản xuất collagen, giúp duy trì mật độ của xương, cơ, da và dây chằng. Do đó, bổ sung đủ thực phẩm tăng cơ từ vitamin C trong chế độ ăn uống của bạn sẽ giúp xây dựng lại mô cơ.
Ngoài ra, vitamin C có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Có thể giúp tăng tốc độ phục hồi bằng cách ngăn ngừa viêm nhiễm phát triển.
May mắn thay, vitamin C là một trong những loại vitamin dễ hấp thụ nhất trong chế độ ăn uống. Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm trái cây nhiệt đới, ớt chuông, rau lá xanh đậm, kiwi, bông cải xanh, xoài và đu đủ,…
Nếu vẫn còn phân vân liệu rằng đau cơ nên ăn gì thì thực phẩm giàu vitamin C sẽ là một trong những lựa chọn hàng đầu mà bệnh nhân cần quan tâm
Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là thành phần của nhiều enzym và protein,…. Cần thiết trong việc chữa lành vết thương, sửa chữa các mô bị tổn thương và kích thích sự phát triển của tế bào cơ. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng kẽm không đủ từ chế độ ăn uống sẽ làm chậm quá trình lành vết thương.
Vì vậy, ăn đủ thực phẩm giàu kẽm như: thịt, cá, hải sản, hạt, ngũ cốc nguyên hạt,… có thể giúp bạn hồi phục chấn thương hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, kẽm và đồng thường cạnh tranh với nhau để hấp thụ vào cơ thể. Do đó, tiêu thụ một lượng lớn kẽm từ các chất bổ sung có thể làm tăng khả năng thiếu đồng.
Nói chung, nếu tình trạng kẽm trong cơ thể bệnh nhân ổn định. Thì việc nạp thêm kẽm từ thực phẩm bổ sung sẽ không giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương. Tuy nhiên, bổ sung đủ kẽm từ chế độ ăn uống của bệnh nhân đau cơ là điều rất quan trọng.
Thực phẩm giàu vitamin D và canxi
Canxi là một phần quan trọng trong cấu trúc xương và răng. Nó cũng đóng một vai trò trong việc co cơ và truyền tín hiệu thần kinh. Đó là lý do tại sao canxi cần được bổ sung vào cơ thể mỗi ngày mà không phải chỉ khi phục hồi sau chấn thương.
Thực phẩm giàu canxi bao gồm các sản phẩm từ sữa, rau lá xanh, cá mòi, bông cải xanh, v.v.
Vitamin D cũng rất quan trọng đối với chức năng của cơ thể vì nó giúp cơ thể hấp thụ canxi từ thức ăn. Cùng với canxi, Vitamin D đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi các chấn thương khi bị đau cơ.
Những lưu ý cần tránh trong thực đơn của người bị đau cơ
Ngoài việc trăn trở đau cơ nên ăn gì? Thì để tránh việc bệnh trở nên trầm trọng hơn, bệnh nhân cần lưu ý tránh những loại thực phẩm sau khi lên thực đơn cho người đau cơ:
- Thực phẩm chứa nhiều phốt pho: Khi bổ sung quá nhiều phốt pho sẽ ảnh hưởng đến lượng canxi trong cơ thể. Thực phẩm giàu phốt pho cần tránh là các loại thực phẩm chế biến sẵn, gan động vật, v.v…
- Thịt đỏ: Loại thịt này chứa nhiều protein và axit béo bão hòa. Có tác dụng thúc đẩy sự gia tăng axit uric trong máu. Thịt đỏ khiến tình trạng viêm khớp trở nên trầm trọng hơn.
- Đường và thực phẩm chứa nhiều đường làm tăng nguy cơ giải phóng cytokine gây viêm. Đay cũng là loại thực phẩm cần được loại bỏ khỏi chế độ ăn.
- Chất béo bão hòa hay khoai tây chiên trong đồ ăn nhanh, carbohydrate tinh chế trong bánh mì… cũng gây ảnh hưởng không tốt đến bệnh xương khớp.

Câu hỏi thường gặp
– Thực phẩm giàu protein
– Thực phẩm giàu chất xơ
– Vitamin C
– Thực phẩm giàu kẽm
– Thực phẩm giàu vitamin D và canxi
– Thực phẩm chứa nhiều phốt pho
– Thịt đỏ
– Đường và thực phẩm chứa nhiều đường
– Chất béo bão hòa
Trên đây là những thông tin về tình trạng đau cơ cần ăn gì và kiêng gì Cùng với các lưu ý cần thiết khi dung nạp lượng dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Mong rằng qua bài viết, người đọc có thể lên được thực đơn phù hớp nhất cho bản thân và gia đình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nếu bạn có thêm thắc mắc xin vui lòng liên hệ.
Otis Việt Nam
- Website: https://otisvietnam.vn/
- Hotline: 088 666 059
- Facebook: https://www.facebook.com/otisvienam.vn
- Email: otisvietnam2021@gmail.com
- Địa chỉ: 7A- Lê Đức Thọ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội