Thứ Sáu, Tháng Sáu 9, 2023
spot_img

Đau Bụng Dưới – Dấu Hiệu Bất Thường Chị Em Cần Chú Ý

Dành cho bạn

Chị em thường nhầm lẫn giữa bệnh đau bụng dưới và đau bụng kinh. Sự thật, đau bụng dưới cũng là dấu hiệu của rất nhiều bệnh khác.

Biết được vị trí cụ thể của từng cơn đau sẽ giúp bạn nhận biết bệnh lý đang gặp phải, từ đó giải pháp phù hợp nhất với thể trạng của mình.

Đau bụng dưới và những bệnh có thể mắc

Vùng bụng dưới là phần quan trọng ở cơ thể phụ nữ. Đó là vị trí chứa nhiều cơ quan liên quan đến hoạt động sống. Như ruột già, một phần ruột non đường tiết niệu, hay cơ quan sinh sản.  

Đau bụng dưới là cảm giác đau vùng bụng từ rốn trở xuống. Cơn đau thường kéo dài âm ỉ hoặc theo từng cơn. Tùy theo nguyên nhân của bệnh mà sẽ có những triệu chứng cơn đau khác nhau.

Đau bụng dưới
Đau bụng dưới

Các bệnh gây đau bụng dưới vùng quanh rốn

Đau bụng dưới ở vùng quanh rốn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau:

1. Bệnh loét dạ dày

Đau do viêm loét dạ dày xuất hiện ở vùng giữa bụng. Cơn đau thường kéo dài âm ỉ hoặc kéo dài từng cơn kèm theo cảm giác bỏng rát. Cơn đau hay xuất hiện vào lúc đói hoặc vào ban đêm.

Ngoài ra còn có thể xuất hiện các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, mất ngủ và rối loạn tiêu hóa.

2. Bệnh viêm ruột thừa

Ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi, ruột thừa nằm thấp trong vùng chậu nên dễ dàng bị nhầm với đau bụng bình thường ở bộ phận sinh dục. 

Đau do viêm ruột thừa thường đau từ khu vực quanh rốn sau đó chuyển dần sang bên phải vùng bụng dưới. Cường độ đau sẽ tăng dần lên, đặc biệt là khi vận động.

Các triệu chứng khác: sốt, buồn nôn, có thể tiêu chảy

Đau bụng dưới vùng trên xương mu là dấu hiệu của bệnh gì?  

Đây là khu vực mà chị thường xuyên bị đau. Nguyên nhân do:

1. Viêm bàng quang

Đau dữ dội vùng xương mu nhưng không đặc trưng và không nóng rát khi tiểu tiện có thể là đau bụng do viêm bàng quang. Nguyên nhân là do nhiễm khuẩn đường tiểu. Các triệu chứng khác kèm theo là mắc tiểu thường xuyên, đau khi tiểu, nước tiểu đục và có mùi hôi

Ngoài ra đau bàng quang cũng có khả năng do sỏi bàng quang. Gây ra các cơn đau buốt ở bụng dưới và khó khăn khi tiểu tiện.

2. Đau bụng kinh

Đau do đến kỳ hành kinh không còn xa lạ với chị em phụ nữ. Những cơn đau quặn ở vùng bụng nằm ở giữa ngay dưới rốn. Hoặc có thể lan sang hai bên. 

Đau bụng kinh
Đau bụng kinh

Kèm theo đó là các triệu chứng như suy nhược, đau đầu, dễ cáu giận, tiêu chảy…

3. Viêm vùng chậu

Các cơn đau diễn ra âm ỉ và không thường xuyên. Nếu bệnh chuyển biến nặng thì cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn. Bên cạnh đó còn có thể bị sốt, tiết dịch âm đạo bất thường, chảy máu âm đạo, đau khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu nhiều.

Đau bụng dưới phần bên trái do đâu

Phía bụng bên trái là nơi tập trung các cơ quan thiết yếu của cơ thể trong đó chủ yếu là cơ quan tiêu hóa, bài tiết và cơ quan sinh sản gồm một phần buồng trứng

1. Bệnh về hệ tiêu hóa

Các bệnh về hệ tiêu hóa thường liên quan đến tình trạng viêm nhiễm các túi nằm ngoài thành ruột kết gọi là túi thừa. Khi các túi thừa này bị viêm sẽ dẫn đến các cơn đau bụng dữ dội kèm theo là các cơn sốt, buồn nôn, táo bón…

Ngoài ra, còn có các bệnh khác về đường tiêu hóa như: táo bón, viêm đường ruột, viêm ruột già, thoát vị bẹn cũng khiến bạn bị đau bụng dưới phần bên trái. 

Đau bụng do hệ tiêu hóa
Đau bụng do hệ tiêu hóa

2. Bệnh về hệ bài tiết

Khi các chất hóa học trong nước tiểu kết tinh lại thành những viên sỏi rắn sẽ xuất hiện sỏi tiết niệu. Gây ra các cơn quặn thắt ở bụng dưới bên trái. 

Các cơn đau có thể lan sang lưng giữa ở bên trái và bẹn. Và có các dấu hiệu đi kèm như buồn nôn, đi tiểu nhiều, tiểu buốt và tiểu ra máu.

3. Bệnh về hệ sinh sản và phụ khoa

Các cơn đau bụng đối với chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có thể là do các bệnh liên quan đến hệ sinh sản hoặc bệnh phụ khoa gây ra gồm:

  • Sảy thai: khi chị em đang mang thai mà cảm thấy đau bụng, bị chuột rút, mất các triệu chứng thông thường của thai kỳ, chảy máu âm đạo thì rất có thể đó là dấu hiệu của sảy thai.
  • Mang thai ngoài tử cung: khi bị chậm kinh, chóng mặt, buồn nôn, đau vùng chậu, âm đạo xuất huyết bất thường và có cảm giác đau ở bụng dưới có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung. Tình trạng này vô cùng nguy hiểm, nếu không giải quyết kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ
Mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung
  • U xơ tử cung: thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 40. Các u xơ khi phát triển sẽ chèn ép thành tử cung gây rối loạn kinh nguyệt, đau lưng và đau bụng dưới.
  • Lạc nội mạc tử cung: thường xảy ra trong thời kỳ kinh nguyệt. Do các tế bào trong tử cung “đi lạc” ra ngoài, bám vào bên ngoài tử cung và phát triển. Gây ra những cơn đau bụng kinh dữ dội và máu kinh ra rất nhiều.
  • U nang buồng trứng: xảy ra khi các hormone trong buồng trứng phát triển bất thường. Dấu hiệu thường gặp là đau bụng kéo dài và giảm cân không rõ nguyên nhân.

Giải pháp khi gặp tình trạng phụ khoa

Viên đặt phụ khoa Tannin

Mách bạn loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa có thành phần thảo dược cho chị em phụ nữ

Sản phẩm Viên đặt phụ khoa thảo dược Tannin – 100% chiết xuất từ thảo mộc thiên nhiên.

Thành phần chính của Tannin gồm các thảo dược quý và an toàn cho da nhạy cảm. Có thể kể đến như:

  • Trinh nữ hoàng cung: chữa các bệnh u xơ tử cung, rong kinh, chảy máu âm đạo, đau bụng dưới
  • Hoàng bá: chống khuẩn, chống viêm, giảm tiết dịch và tái tạo các vết thương ở cổ tử cung nhanh hơn
  • Xà sàng tử: tăng trọng lượng tử cung và buồng trứng

4. Một vài bệnh lý khác

  • Các vấn đề liên quan đến hệ tuần hoàn như phình động mạch chủ
  • Viêm mạch máu vùng bụng dưới bên trái
  • Các vết bầm hoặc khối máu tụ ở các cơ trong thành bụng

Các bệnh gây đau bụng dưới bên phải 

Khu vực bụng phải còn được gọi là vùng hố chậu phải với các cơ quan như ruột thừa, ruột non, manh tràng và buồng trứng phải

1. Viêm ống dẫn trứng

Là viêm một hoặc hai ống dẫn trứng. Thường xuất hiện các cơn đau vùng bụng dưới bên phải, đau lúc quan hệ tình dục, sốt và khí hư ra nhiều. 

2. Ung thư buồng trứng

Các tế bào ung thư hình thành và lây lan nhanh chóng, khiến chị em gặp các đơn đau bụng dưới dữ dội. Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm. Chị em có thể phải đối mặt với việc cắt bỏ buồng trứng khi mắc bệnh này.

Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng

3. Bệnh về gan

Vị trí của gan là bên phải ổ bụng, nên khi đau bụng dưới có thể cũng là dấu hiệu của việc gan bị “ốm”. Nếu chị em cảm thấy đau bụng dưới bên phải, ăn ngủ kém, thường xuyên đầy bụng, khó tiêu thì nên đi khám ngay nhé!

4. Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Phổ biến nhất là nhiễm Chlamydia và bệnh lậu. Triệu chứng cụ thể là đau vùng bụng dưới bên phải, đi tiểu đau, tiết dịch âm đạo bất thường.

Cách điều trị đau bụng dưới

Tuy là có nhiều nguyên nhân và có nhiều cách điều trị khác nhau để phù hợp với từng nguyên nhân. Nhưng chị em cũng có thể tham khảo cách giảm đau bụng dưới đây:

  • Sử dụng trà gừng, mật ong pha nước ấm đối với đau bụng kinh, hay rối loạn tiêu hóa…
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, theo khoa học.
  • Tránh hoặc hạn chế dùng các chất kích thích, thực phẩm có cồn
  • Có thể sử dụng các thảo dược tự nhiên có tác dụng làm giảm đau bụng như gừng, đinh hương, tía tô, trầu không, trinh nữ hoàng cung…
  • Tập thể dục và rèn luyện thường xuyên giúp tăng cường thể trạng và sức khỏe
  • Sử dụng thuốc giảm đau, hoặc các loại thuốc phù hợp theo chỉ định của bác sĩ

Câu hỏi thường gặp

Đau bụng dưới là dấu hiệu của bệnh gì?

Các bệnh lý có dấu hiệu là đau bụng dưới như:
– Viêm loét dạ dày
– Viêm ruột thừa
– Viêm bàng quang
– Đau bụng kinh
– Viêm vùng chậu
– Hệ tiêu hóa
– Hệ bài tiết
– Hệ sinh sản và phụ khoa
– Viêm ống dẫn trứng
– Ung thư buồng trứng
– Bệnh về gan
– Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Đau bụng dưới có nguy hiểm không


Câu trả lời là có. Đau bụng dưới ở nữ giới có rất nhiều nguyên nhân, không ít trong số đó là các bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến việc sinh sản, thậm chí là tính mạng của người phụ nữ. Chính vì thế, chị em không nên chủ quan khi bị đau vùng bụng dưới, hãy đi khám bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị.

Trên đây là thông tin về đau bụng dướiOTIS cung cấp cho bạn. Mong bài viết sẽ có ích đối với bạn!

Otis Việt Nam

  • Website: https://otisvietnam.vn/
  • Hotline: 088 666 059
  • Email: otisvietnam2021@gmail.com
  • Địa chỉ: 7A- Lê Đức Thọ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết mới

Salad chay – Lựa chọn thông minh của sức khỏe

Salad chay với đầy đủ hương vị tươi ngon mà cách làm lại nhanh chóng và dễ dàng. Chỉ...
- Sản phẩm bán chạy -spot_img