Thứ Sáu, Tháng Sáu 9, 2023
spot_img

Cơ xương khớp là gì? Các bệnh thường gặp ở cơ xương khớp

Dành cho bạn

Hệ thống cơ xương khớp đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nó tạo ra bộ khung cho cơ thể. Khi bệnh cơ xương khớp xuất hiện chứng tỏ tình trạng chức năng của các khớp, cơ bắp, dây chằng, thần kinh, gân và xương sống bị suy yếu.

Điều này khiến cho người bệnh bị giảm khả năng di chuyển. Ngăn cản các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Tổn thương cơ xương khớp để lại di chứng, ảnh hưởng vô cùng lớn tới sức khoẻ của người bệnh.

Cơ xương khớp
Cơ xương khớp

Vậy làm thế nào để đối phó và xử lý nhanh khi bị bệnh. Hãy cùng Otis Vietnam tìm hiểu về bệnh cơ xương khớp và những bệnh lý cơ xương khớp thường gặp qua bài viết sau đây nhé!

Bệnh cơ xương khớp là gì?

Hệ thống cơ xương đóng vai trò quan trọng để tạo ra bộ khung cho cơ thể. Bệnh cơ xương khớp là tình trạng chức năng của các khớp, dây chằng, cơ bắp, thần kinh, gân và xương sống bị suy yếu.

Điều này có thể khiến cho người bệnh đau và làm giảm khả năng di chuyển. Kết quả là có thể ngăn cản người bệnh thực hiện các hoạt động hàng ngày. Các bệnh lý cơ xương khớp thường gặp.

Bệnh cơ xương khớp là bệnh của hệ thống các cơ, xương và khớp. Bệnh thường được biểu hiện bằng các triệu chứng như đau, sưng khớp, vận động bị hạn chế, yếu cơ, đau cơ hay các xương bị biến dạng…

Điều này đã khiến cho người bệnh gặp không ít khó khăn trong đời sống sinh hoạt. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ tổn thương đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Các bệnh lý cơ xương khớp thường gặp

Một số bệnh về cơ xương khớp thường gặp như

Thoái hoá khớp

Thoái hoá là tình trạng sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương, dịch khớp suy giảm, gây viêm nhiễm. Thời gian dài lớp sụn khớp sẽ bị mỏng đi và xù xì khiến cho khớp bị đau nhức mỗi khi vận động. Đây là bệnh lý về cơ xương khớp phổ biến nhất.

Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp

Nguyên nhân và dấu hiệu

Thoái hoá khớp thường xảy ra bởi các nguyên nhân do tuổi tác, béo phì, tổn thương cơ xương khớp, dị dạng bẩm sinh về khớp hoặc do yếu tố di truyền.

Biểu hiện và triệu chứng thoái hoá khớp thường gặp nhất là sưng khớp, cứng cơ, xuất hiện các cơn đau, khớp bị biến dạng, hạn chế vận động. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tình sẽ chuyển biến nặng trở nên mãn tính sẽ dẫn đến nhiều biến chứng. Trong đó nguy hiểm nhất là dẫn tới việc người bệnh bị mất khả năng vận động.

Viêm khớp

Viêm khớp là thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các loại rối loạn liên quan đến hoạt động và cấu trúc của cơ xương khớp trong cơ thể. Hiện nay, đây là một bệnh khá phổ biến.

Thường gặp ở tất cả các đối tượng và độ tuổi. Trong đó, phổ biến nhất là những phụ nữ trên 65 tuổi bị thừa cân và béo phì. Tuy nhiên, bệnh có thể xuất hiện và gây ảnh hưởng đến trẻ em và trẻ vị thành niên.

Các dạng viêm khớp thường gặp

Nguyên nhân

Theo các chuyên gia, bệnh nhân viêm khớp có nhiều loại khác nhau. Trong đó, mỗi loại sẽ có những nguyên nhân gây bệnh riêng. Tuy nhiên, người ta chia nguyên nhân gây bệnh thành hai nhóm như sau:

  • Các nguyên nhân tại khớp: Thực tế, sụn là mô liên kết với các khớp tạo nên độ vững chắc và linh hoạt. Ngoài việc bảo vệ đầu xương thì sụn còn giúp các khớp hoạt động linh hoạt và trơn tru hơn. Chính vì vậy, khi sụn bị bào mòn và ảnh hưởng thì các khớp sẽ không còn được hoạt động linh hoạt như ban đầu.
  • Các nguyên nhân ngoài khớp: Nguyên nhân xảy thường là do sự rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể. Sự bất thường của hệ thống miễn dịch gây tổn thương cho các thành phần trong khớp,…

Ngoài những nguyên nhân trên thì những yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh.

  • Tuổi tác cao
  • Giới tính
  • Thừa cân béo phì
  • Nhiễm trùng hoặc chấn thương khớp
  • Đặc thù nghề nghiệp
  • Di truyền
  • Rối loạn miễn dịch
Viêm khớp
Viêm khớp

Dấu hiệu của viêm khớp

Ở mỗi dạng viêm khớp thì người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau nhưng nhìn chung đa số người bệnh sẽ có những triệu chứng sau :

  • Đau khớp: Đây là triệu chứng phổ biến mà đa số các bệnh nhân đều gặp. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột và có thể biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu để lâu thì gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt. Cũng như các bộ phận trên cơ thể.
  • Cứng khớp: Tình trạng này thường diễn ra vào buổi sáng khi mới thức dậy hoặc trong thời gian dài không hoạt động các khớp.
  • Sưng khớp: Một số bệnh sẽ có biểu hiện sưng tấy và căng bóng các vùng da ngoài tại các khớp.
  • Khó di chuyển: Người bệnh có thể cảm thấy khó khăn và mất linh hoạt trong việc di chuyển hoặc đứng dậy.

Thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm là tình trạng lớp bao xơ bên ngoài bị lão hoá hoặc thoái hoá sẽ rách ra. Khối nhân này thoát ra ngoài chèn ép vào tủy sống hoặc rễ thần kinh gây ra những cơn đau dữ dội. Đây cũng là loại bệnh cơ xương khớp phổ biến ở Việt Nam.

Tùy vị trí cột sống bị thoát vị mà tên gọi của bệnh cũng khác nhau. Thông thường có hai dạng chính là thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và cổ.

Nguyên nhân

Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có nhiều nguyên nhân gây bệnh  khác nhau. Trong đó, những nguyên nhân chính là những nguyên nhân sau

  • Tuổi tác: Sự lão hóa khiến đĩa đệm bị bào mòn và mất nước, sụn khớp hư tổn, vi thể tổn thương. Chỉ cần sự chèn ép đủ lớn và một thời gian dài, bao xơ dễ dàng bị rách và nhân nhầy thoát ra ngoài.
  • Thói quen sinh hoạt và đặc thù công việc: Những nhân viên văn phòng, công nhân, bán hàng, người lao động ngồi, đứng quá lâu, mang vác vật nặng… Hoặc thói quen làm việc. Như gù lưng, vẹo lưng, nghe điện thoại bằng tai… Sai tư thế trong một thời gian dài sẽ gây áp lực lên cột sống vốn đã yếu ớt và hình thành bệnh.
  • Chấn thương: Trong khi tập thể dục thể thao hay tập gym. Một cú đánh hoặc một cú ngã cũng có thể khiến đĩa đệm bị tác động đột ngột và nứt, rách bao xơ.
  • Bẩm sinh: Nhiều người có cột sống yếu ớt. Dễ bị thoái hoá và thoát vị đĩa đệm đều do di truyền
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm

Dấu hiệu, triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của thoát vị đĩa đệm đó chính là đau buốt, nhói cột sống. Vị trí đau còn phụ thuộc vào vị trí thoát vị. Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống lưng. Người bệnh sẽ cảm thấy tê bì chân tay, đau lưng, đau thân kinh liên sườn, đau dọc theo thần kinh tọa, đi lại khó khăn thậm chí là chân bị teo…

Còn biểu hiện của thoát vị đĩa đệm cổ lại có đặc trưng là những cơn đau buốt sống cổ vào buổi sáng, đau vai gáy và tê bì cánh tay…

Bệnh loãng xương

Một loại bệnh về cơ xương khớp phổ biến ở người già là loãng xương. Bệnh loãng xương hay còn được gọi là bệnh xương giòn hoặc xương xốp, đây là hiện tượng xương bị mỏng dần liên tục và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần. Điều này khiến cho xương ngày càng giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ là một chấn thương nhỏ.

Loãng xương chính là nguyên nhân gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già. Gãy xương do loãng xương thường diễn ra ở xương cột sống, xương sườn, xương hông và cổ tay nhưng bất cứ xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân

Chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân chính gây ra bệnh loãng xương. Xương bình thường rất cần các khoáng chất canxi và phosphate để tạo thành. Nếu chế độ ăn khiến cơ thể không nhận đủ canxi. Việc hình thành các mô xương và xương có thể bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác như sự sụt giảm estrogen ở phụ nữ mãn kinh và suy giảm testosterone (hormone nam) ở nam giới cũng gây ra bệnh loãng xương.

Loãng xương
Loãng xương

Khi lớn tuổi, khối lượng xương bị mất đi nhanh hơn nó được tạo ra. Chính vì vậy nó gây nên bệnh loãng xương. Do đó, khả năng bị loãng xương của bạn phụ thuộc vào khối lượng xương cao nhất mà bạn đã đạt được khi còn trẻ. Nếu khối lượng xương cao nhất nhiều tức là bạn đã “dự trữ” được nhiều xương hơn và càng ít khả năng bị loãng xương khi về già.

Dấu hiệu

Bệnh loãng xương không có dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng từ sớm. Theo thời gian có thể nhận thấy việc lưng bị còng, lưng đau, dáng đứng khom xuống và dần sụt cân.

Trong một vài trường hợp khác triệu chứng loãng xương đầu tiên chính là gãy xương sườn, cổ tay hoặc hông. Xương sống và xương hông có thể gãy gây nên khuyết tật nặng nề

Bệnh vẹo cột sống

Bệnh vẹo cột sống hay vẹo cột sống thắt lưng chính là tình trạng các đốt sống bị cong sang một bên hoặc xoay phức tạp. Đây cũng chính là bệnh lý về cột sống phổ biến nhất ở trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên. Độ tuổi thường gặp là 10-15. Tỷ lệ mắc bệnh và mức độ vẹo cột sống của bé gái cao hơn bé trai.

Nguyên nhân

Nguyên nhân tự phát ở ở tuổi vị thành niên là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng vẹo cột sống. Đa số các bé trong độ tuổi đến trường đều bị mắc chứng bệnh vẹo cột sống.

Do phải mang cặp sách quá nặng làm vai bị lệch, bàn ghế không đủ tiêu chuẩn khiến cho tư thế ngồi học bị sai. Ngoài ra còn các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Di truyền
  • Các yếu tố tác động khi người mẹ mang thai hoặc sự phát triển của thai nhi diễn ra quá nhanh, không thích ứng kịp với cơ thể của mẹ
  • Các bệnh lý cơ, thần kinh, suy dinh dưỡng khiến cột sống phát triển bất thường
  • Do tập đi quá sớm
Cong vẹo cột sống - bệnh lý cơ xương khớp
Cong vẹo cột sống – bệnh lý cơ xương khớp

Dấu hiệu

Khi bị vẹo cột sống, người bệnh sẽ có những dấu hiệu bất thường như sau:

  • Gai đốt sống không thẳng hàng.
  • Dốc hai vai không đều nhau, bên thấp bên cao.
  • Phần xương bả vai nhô ra bất thường.
  • Khoảng cách từ 2 mỏm xương đến bả vai không bằng nhau.
  • Tam giác eo tạo ra giữa thân và cánh tay có độ hẹp, rộng không giống nhau.
  • Khi cột sống bị xoáy vặn khiến xương sườn lồi lên, thăn lưng mất cân đối.
  • Nếu bị gù thì quan sát thấy lưng tròn, vai thấp, bụng nhô, đầu ngả ra phía trước. Ngực bị ưỡn, phần trên của thân hơi ngả về phía sau, bụng xệ.

Phòng tránh các bệnh về cơ xương khớp

  • Xây dựng lối sống lành mạnh, rèn luyện thể thao để nâng cao sức dẻo dai cho cơ thể
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung thêm thực phẩm giàu canxi, không uống rượu bia và các chất có hại cho sức khỏe
  • Thư giãn tinh thần, tránh làm việc quá sức. Khi làm các việc nặng hãy sử dụng dụng cụ hỗ trợ hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác

Cách điều trị về bệnh cơ xương khớp

Tuỳ vào tình trạng bệnh hoặc kết quả chẩn đoán của bác sĩ để lựa chọn những phương pháp điều trị thích hợp với tình trạng bệnh. Thông thường, người bệnh sẽ điều trị triệu chứng đau cơ xương khớp bằng các thuốc giảm đau nhẹ. Như là paracetamol hay ibuprofen. Một vài trường hợp đau và viêm nặng hơn, bạn sẽ cần dùng các thuốc giảm đau, kháng viêm như NSAID, corticosteroid.

Hiện nay, có một số nhóm thuốc mới cho những bệnh cơ xương khớp nhất định, điều này cũng mang lại niềm hy vọng cho người bệnh. Ví dụ như thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD), thuốc sinh học ức chế yếu tố hoại tử khối u TNF-α hay ức chế interleukin IL-17…

Ngoài ra, để cải thiện khả năng vận động, cải thiện sức khỏe. Người bệnh có thể tham gia các khóa vật lý trị liệu hay thử các phương pháp đông y. Như là châm cứu, massage, nắn chỉnh xương khớp. Bên cạnh đó, phối hợp với các biện pháp điều trị dùng thuốc theo phác đồ của bác sĩ sẽ giúp người bệnh có một kết quả vô cùng tích cực.

Trường hợp người bệnh chuyển biến nặng gây đau đớn kéo dài, ảnh hưởng nặng nề đến cấu trúc cơ xương khớp. Người bệnh cần phải làm phẫu thuật để điều trị một cách phù hợp và hiệu quả nhất. Bác sĩ có thể tiến hành mổ nội soi khớp. Hay những phẫu thuật lớn hơn như thay khớp, thay đĩa đệm, chỉnh hình cột sống…

 Câu hỏi thường gặp

Nên ăn gì để tốt cho bệnh cơ xương khớp?

Ngoài chế độ thể dục thể thao và dùng thuốc để điều trị thì ta cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng từ những thực phẩm sau: 
– Trứng
– Cá 
– Sữa đậu nành
– Hành
– Sữa chua

Để phòng ngừa bệnh cơ xương khớp nên phòng ngừa như thế nào?

Ngoài việc xây dựng một nếp sống lành mạnh chế độ ăn uống khoa học. Mọi người cần bỏ đi một số thói quen xấu như là 
– Bỏ hút thuốc
– Tránh thừa cân, béo phì
– Sống thụ động, lười vận động 

Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn biết được thêm các thông tin về cơ xương khớp và các loại bệnh liên quan đến cơ xương khớp thường gặp. Để bạn có được một cách sống lành mạnh khoa học để bảo vệ sức khoẻ của bản thân cũng như những người bên canh một cách tốt nhất.

Otis Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết mới

Salad chay – Lựa chọn thông minh của sức khỏe

Salad chay với đầy đủ hương vị tươi ngon mà cách làm lại nhanh chóng và dễ dàng. Chỉ...
- Sản phẩm bán chạy -spot_img