Biếng ăn bệnh lý và biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ ngày càng phổ biến đặc biệt là tại Việt Nam hiện nay. Đối với những người làm cha mẹ, không có gì hạnh phúc bằng việc nhìn thấy con yêu của mình ăn ngon, ngủ ngon và phát triển khỏe mạnh mỗi ngày.
Nhưng việc nuôi dưỡng & chăm sóc sức khỏe như thế nào cho phù hợp với thể trạng của mỗi bé là điều không phải dễ dàng.
Vậy làm sao để xác định được trẻ biếng ăn bệnh lý hay biếng ăn sinh lý? Các dấu hiệu nhận biết ra sao? Giải pháp là như thế nào? Hãy cùng Otis đi giải đáp các thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây:
Nhận biết trẻ biếng ăn bệnh lý và biếng ăn sinh lý
Biếng ăn ở trẻ nhỏ được chia làm 2 dạng phổ biến đó là biếng ăn bệnh lý và biếng ăn sinh lý. Trong đó biếng ăn do sinh lý gây ra là được coi là vô hại nhất. Tuy nhiên nếu mẹ không hiểu rõ về bản chất sẽ vô tình biến nó thành bệnh rất khó chữa. Chính vì thế các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý.
Trẻ biểu hiện biếng ăn bệnh lý và biếng ăn sinh lý khá giống nhau. Một trong những biểu hiện chung để các bà mẹ biết được rằng trẻ đang có nguy cơ mắc hội chứng biếng ăn được thể hiện rõ thông qua các hành động như sau:
- Trẻ không chịu ăn hết khẩu phần ăn của mình, ăn ít hơn 50% khẩu phần ăn theo độ tuổi của trẻ. ( Các mẹ nên tham khảo kỹ ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có tỷ lệ khẩu phần ăn khác nhau của bé).
- Trẻ hay ngậm thức ăn trong miệng lâu mà không chịu nuốt, gào khóc và phun thức ăn ra. Mỗi bữa ăn của trẻ thường kéo dài hơn 30 phút hoặc cả hàng giờ đồng hồ mới xong.
- Trẻ trốn tránh bữa ăn, từ chối không ăn, khóc lóc chạy trốn khi thấy thức ăn.
- Có phản ứng buồn nôn, trớ thức ăn khi bị ép ăn.
- Trong quá trình nuôi dưỡng trẻ không tăng cân liên tục trong 3 tháng liền.

Phân biệt biếng ăn bệnh lý và biếng ăn sinh lý
Cha mẹ muốn giải quyết tận gốc chứng biếng ăn ở trẻ thì trước tiên cần phải xác định được chính xác dạng biếng ăn của trẻ là gì.
Muốn vậy thì phụ huynh cần phân biệt được biếng ăn bệnh lý và biếng ăn sinh lý. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn? Từ đó đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất để chữa chứng biếng ăn cho trẻ.
Biếng ăn bệnh lý là gì?
Cũng giống như khi bạn bị ốm, chắc hẳn bạn sẽ có cảm giác không muốn ăn hay chỉ ăn được ít mà không thấy ngon miệng. Vậy thì ở trẻ nhỏ cũng vậy, khi trẻ bị bệnh, cơ thể thường trở nên rất yếu, mệt mỏi nên có cảm giác chán ăn. Từ đó dẫn đến tình trạng biếng ăn, lười ăn. Đây chính là chứng biếng ăn bệnh lý ở trẻ nhỏ.
Khi con biếng ăn do bệnh lý, nỗi lo của các bà mẹ được nhân lên gấp đôi khi phải đón nhận đồng thời con ốm cộng với biếng ăn. Mẹ sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn của những câu hỏi: “Con không ăn thì sao khỏi bệnh?”, “Làm sao để con vẫn ăn tốt khi bị bệnh?”,…
Để giải quyết các câu hỏi này thì trước tiên các mẹ bỉm phải trả lời được câu hỏi: “Có phải con biếng ăn do bệnh lý hay không? Nguyên nhân gì dẫn đến chứng biếng ăn bệnh lý của con?”.
Bạn cũng không cần phải quá lo lắng vì biếng ăn bệnh lý và biếng ăn sinh lý không phải là một căn bệnh “vô phương cứu chữa”.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn bệnh lý
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng biếng ăn bệnh lý nhưng một trong những nguyên nhân phổ biến thường xảy ra ở đây đó là:
- Do trẻ gặp vấn đề liên quan đến răng miệng
Ví dụ như mọc răng, đau họng, viêm amidan, nhiệt miệng,…khiến trẻ gặp khó khăn trong việc nhai nuốt. Từ đó dẫn đến tình trạng bé không có hứng thú với việc ăn uống. Nếu kéo dài sẽ gây nên chứng biếng ăn bệnh lý của trẻ.
- Nhiễm khuẩn:
So với người lớn, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên chưa hoàn thiện cơ chế bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Vì vậy, các bé dễ bị cảm cúm, ho, sốt,… do nhiễm trùng đường hô hấp.
Khi trẻ bị nhiễm khuẩn, hàm lượng các vitamin và khoáng chất bị mất đi rất lớn, đặc biệt là vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, sắt, kẽm, magie,… khiến trẻ lười ăn hoặc không muốn ăn.
Bên cạnh đó, trẻ bị nhiễm khuẩn thường dùng kháng sinh, dễ dẫn đến loạn khuẩn đường ruột, gây chướng bụng, khó tiêu và chán ăn.
- Do chức năng tiêu hóa của trẻ kém, rối loạn tiêu hóa.
Nguyên nhân có thể do đường ruột của trẻ bị loạn khuẩn, rối loạn co bóp hay tiết dịch trong dạ dày và ruột, nhiễm ký sinh trùng (giun, sán). Điều này khiến trẻ hay có cảm giác buồn nôn, đau bụng, nặng hơn có thể dẫn đến tiêu chảy, táo bón làm trẻ không muốn ăn, lười ăn.

Các giai đoạn biếng ăn bệnh lý
Chứng biếng ăn bệnh lý của trẻ thường xảy ra ở độ tuổi khoảng dưới 3 tuổi và có thể kéo dài đến khi trẻ lớn. Triệu chứng lười ăn, chán ăn bệnh lý thường sẽ xuất hiện kèm theo những lúc trẻ bị ốm bệnh, mệt mỏi.
Vậy nên ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể gặp phải tình trạng biếng ăn bệnh lý trong thời gian ngắn hoặc kéo dài thành thói quen nếu không khắc phục được triệt để.
Cách khắc phục trẻ biếng ăn bệnh lý
Biếng ăn bệnh lý và biếng ăn sinh lý ở trẻ đều rất cần sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ một cách chu đáo, khoa học. Tất nhiên, nếu bé bị đau ốm, bệnh tật, các mẹ phải tìm giải pháp chữa hết bệnh cho trẻ thì mới khắc phục được chứng biếng ăn bệnh lý.
Khi thấy con biếng ăn, bạn cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và đặc biệt chú ý đến yếu tố tâm lý để giúp con hết biếng ăn.
Từ đó, các mẹ cần xây dựng lại chế độ ăn khoa học và thích hợp với bé. Hãy tự lên thực đơn theo tuần các món ăn với sự thay đổi mới mẻ cho bé.
Bổ sung thêm các thực phẩm giúp kích thích ăn ngon và tăng cường sức đề kháng cho hệ tiêu hóa. Dưới đây là một số cách giúp khắc phục trẻ biếng ăn chậm tăng cân:
- Chế biến và trình bày món ăn hấp dẫn hơn để thu hút trẻ và kích thích sự ngon miệng của trẻ.
- Thiết lập khẩu phần ăn cho bé cần cân bằng 4 nhóm chất: đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Trong thời gian điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, cần bổ sung đầy đủ vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C và các khoáng chất như magie, kẽm cho trẻ.
- Không lạm dụng kháng sinh vì dễ gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khiến bé bị chướng bụng, khó tiêu và chán ăn.
- Giảm đau khi trẻ mọc răng hoặc viêm loét vùng miệng.
- Tạo không khí bữa ăn vui vẻ, thoải mái để trẻ ăn ngon miệng hơn.
Biếng ăn sinh lý là gì?
Trong suốt quá trình phát triển của trẻ, biếng ăn sinh lý xảy ra khi có sự vận động, phát triển mới hoặc biến đổi của cơ thể về thể chất như biết lẫy, biết bò, ăn dặm, mọc răng, tập đi. Đó là những giai đoạn chúng mải mê khám phá khả năng của cơ thể, học và luyện tập những kỹ năng mới nên không chú tâm tới việc ăn uống.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn sinh lý
- Do thay đổi sinh lý:
Khi trẻ bước vào những giai đoạn mới như biết lật, biết ngồi, biết bò, biết đi, mọc răng, học nói,… Tâm sinh lý của trẻ thay đổi theo từng giai đoạn, với sự phát triển nội tại của trẻ khiến trẻ không muốn ăn, chán ăn hoặc ăn ít. Ngay cả khi khỏe mạnh, trẻ cũng có những giai đoạn ăn ít hẳn trong vài ngày hoặc vài tuần mà vẫn vui chơi bình thường.
- Do thiếu dinh dưỡng trong bụng mẹ:
Người mẹ khi mang thai bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như canxi, sắt, kẽm, các loại vitamin cần thiết,… sẽ khiến thai nhi bị thiếu chất và dẫn đến suy dinh dưỡng sau này.
Các giai đoạn biếng ăn sinh lý
Tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ này diễn ra phổ biến với bé dưới 2 tuổi và thường rơi vào các giai đoạn sau:
- 3-4 tháng đầu đời: Bé biết lẫy, biết lật, biết ngóc đầu và thích khám phá mọi thứ xung quanh hơn.
- 6 tháng: Giai đoạn trẻ tập ăn dặm, bé chuyển sang một chế độ ăn mới, làm quen với nhiều loại thực phẩm mới.
- 9-10 tháng: Bé mọc răng, tập đi…
- 16-18 tháng: Bé mải mê khám phá thế giới xung quanh nên thờ ơ với việc ăn uống.
Ngoài ra, một số giai đoạn bé thay đổi môi trường sống mới, cách sinh hoạt mới như khi đi nhà trẻ cũng làm cho bé cảm thấy chán ăn do chưa kịp thích nghi với môi trường.
Đây là những giai đoạn mà cơ thể của bé có sự phát triển mới, do đó bé cần thời gian để thích nghi với sự thay đổi. Tùy vào cơ địa mỗi bé mà thời gian thích nghi nhanh hay chậm, tương ứng với thời gian biếng ăn của bé mau hay lâu, trung bình kéo dài khoảng 1-2 tuần, sau đó bé sẽ ăn uống bình thường trở lại.

Khắc phục biếng ăn sinh lý
Các mẹ không nên quá lo lắng khi thấy con mình bị biếng ăn sinh lý. Bởi lẽ, thời kỳ này sẽ qua nhanh và bé sẽ ăn bù sau đó. Các mẹ cần quan sát kỹ để xác định rõ bé có phải bị biếng ăn sinh lý hay không.
Trong giai đoạn này, mẹ cần quan tâm hơn đến bữa ăn của bé, sao cho kích thích bé ăn nhiều nhất có thể là giải pháp tăng cân hữu hiệu nhất. Mẹ hãy thử một số cách trị trẻ biếng ăn như sau:
- Biểu hiện rõ ràng nhất là bé không bệnh, vẫn nô đùa bình thường nhưng nhác ăn. Để giúp bé ăn nhiều hơn, các mẹ cần cho bé ăn từng ít một nhiều món ăn trong bữa chính. Đồng thời có thể chia ra làm nhiều bữa phụ cho trẻ nếu trẻ ăn quá ít ở bữa chính.
- Mẹ nên lên thực đơn khoa học và hấp dẫn trẻ hàng ngày để bé hào hứng với bữa ăn hơn. Đặc biệt các món ăn nên được trình bày với màu sắc bắt mắt để kích thích trẻ thèm ăn. Chắc chắn trẻ sẽ thích một bữa canh với các rau rủ đa dạng màu sắc hay một đĩa trái cây với nhiều con vật ngộ nghĩnh hơn phải không?
- Do biếng ăn sinh lý là điều tất yếu nên các bậc phụ huynh chú ý. Không nên “đè” trẻ ra bắt ăn, mắng mỏ, dọa dẫm, ép trẻ ăn quá mức vì có thể gây sợ hãi và biến chuyển thành biếng ăn tâm lý, rất có hại sau này.
- Tuy nhiên sau 2-3 tuần, nếu quan sát thấy tình trạng biếng ăn không suy giảm, trẻ bị sụt cân thì các mẹ nên đưa trẻ đi khám để được các bác sĩ khoa nhi tư vấn, hỗ trợ.
Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần phải phân biệt rõ giữa biếng ăn và kén ăn ở trẻ. Kén ăn là trẻ chỉ không thích ăn những món không hợp khẩu vị, còn các thức ăn khác trẻ vẫn ăn được bình thường.
Để mỗi bữa ăn không phải là cuộc chiến mà là một chuyến phiêu lưu về miền đất ẩm thực thần tiên cho con trẻ. Các bậc cha mẹ hãy kiên nhẫn với con bằng tất cả tình yêu thương và sự thông thái.
Trên đây là những kiến thức về bệnh biếng ăn bệnh lý và biếng ăn sinh lý mà chúng tôi muốn gửi đến các bậc phụ huynh.
Mong rằng qua bài viết này, các bậc phụ huynh xác định rõ được bé nhà mình đang trong trường hợp nào. Từ đó đưa ra những phương pháp hiệu quả trong quá trình chăm sóc cho bé.
Xin chân thành cảm ơn!
OTIS Việt Nam
- Hotline: 0888 666 059
- Website: https://otisvietnam.vn/
- Email: otisvietnam2021@gmail.com
- Địa chỉ: 7A – Lê Đức Thọ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Nội dung quan trọng
– Không chịu ăn hết khẩu phần ăn hoặc ăn ít hơn 50%
– Hay ngậm thức ăn trong miệng, gào khóc và phun thức ăn ra.
– Trốn tránh bữa ăn, từ chối không ăn, khóc lóc chạy trốn khi thấy thức ăn.
– Có phản ứng buồn nôn, trớ thức ăn.
– Trẻ không tăng cân liên tục trong 3 tháng liền.
– Trẻ gặp vấn đề liên quan đến răng miệng như mọc răng, đau họng, viêm amidan, nhiệt miệng,…
– Nhiễm khuẩn đường ruột và phổi
– Chức năng tiêu hóa của trẻ kém, rối loạn tiêu hóa.
– Do thay đổi sinh lý.
– Do thiếu dinh dưỡng trong bụng mẹ.
– Chế biến và trình bày món ăn hấp dẫn hơn để thu hút
– Thiết lập khẩu phần ăn cho bé cần cân bằng 4 nhóm chất: đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.
– Bổ sung đầy đủ vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C và các khoáng chất như magie, kẽm
– Không lạm dụng kháng sinh
– Tạo không khí bữa ăn vui vẻ, thoải mái để trẻ ăn ngon miệng hơn.