Thứ Sáu, Tháng Sáu 9, 2023
spot_img

Bệnh Lậu – Căn Bệnh Phổ Biến Lây Qua Đường Tình Dục

Dành cho bạn

Nhắc đến bệnh tình dục thì không thể thiếu đi bệnh lậu – một trong những bệnh lây qua quan hệ tình dục nguy hiểm nhất hiện nay.

Theo thống kê, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh sau một lần quan hệ lên đến 60-80% cao hơn nhiều so với nam giới. Gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm vòi trứng, vô sinh, mang thai ngoài tử cung…

Hãy cùng Otis tìm hiểu về bệnh lậu qua bài viết sau đây nhé!

Bệnh lậu gây ra những gì cho phụ nữ?

Theo điều tra dịch tễ, số người mắc bệnh lậu hàng năm trên thế giới có khoảng 62 triệu trường hợp. Việt Nam có hơn 3 nghìn trường hợp. Trong số đó thì nữ giới chiếm 60-80%.

Biến chứng của bệnh
Biến chứng của bệnh

Biến chứng mà bệnh lậu gây ra cho chị em phụ nữ rất nhiều và cực kỳ nguy hiểm như:

  • Ảnh hưởng quan hệ vợ chồng: mắc bệnh phụ khoa nên chị em sẽ bị đau rát khi quan hệ tình dục, gây ra cảm giác chán nản, sợ quan hệ, mất hứng thú và dễ đổ vỡ trong hôn nhân.
  • Ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi: nếu chị em mắc bệnh lậu khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị sinh non, sảy thai, mang thai ngoài tử cung, hay thai nhi sinh ra bị dị tật…
  • Bệnh diễn biến nặng hơn thì sẽ dẫn đến vô sinh.
  • Bị các bệnh về khớp.
  • Mắc các bệnh về não và tim có thể gây tổn hại đến van tim, màng não đe dọa đến tính mạng.

Lậu là bệnh gì?

Lậu hay thường gọi là lậu cầu là một trong những bệnh lý lây truyền qua việc quan hệ tình dục không an toàn. Dù thông qua con đường âm đạo, hậu môn hay miệng. Bởi song cầu Gram Neisseria gonorrhoeae gây nên. 

Bệnh lậu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là từ khoảng 15 đến 40 tuổi. Đặc biệt ở những đối tượng có đời sống tình dục phức tạp như gái mại dâm, khách làng chơi, người nghiện ma túy.

Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây qua việc dùng chung vật dụng cá nhân như khăn lay, dao cạo, bàn chải của người bệnh.

Các giai đoạn của bệnh lậu

Giai đoạn 1: Giai đoạn cấp tính:

Đây là giai đoạn để phát hiện và điều trị kịp thời. Sau thời gian ủ bệnh, thì cơ thể xuất hiện các triệu chứng cụ thể. Như khí hư nhiều, có mùi hôi, đau khi tiểu, đau bụng dưới…

Giai đoạn 2: Giai đoạn mãn tính:

Ở giai đoạn này, bệnh đã tiến triển thành các biến chứng nặng hơn. Kèm theo các dấu hiệu như: đau vùng kín, xuất hiện dịch mủ khi tiểu tiện. Nếu còn không chữa trị thì sẽ có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Song cầu gây bệnh lậu
Song cầu gây bệnh lậu

Triệu chứng của bệnh

Thời gian ủ bệnh của lậu cầu thường trong khoảng 10 ngày. Triệu chứng thường gặp ở người bệnh như:

  • Khí hư ra nhiều, có mùi bất thường.
  • Rối loạn kinh nguyệt.
  • Rối loạn tiểu tiện: tiểu nhiều, tiểu són, đôi khi bí tiểu…
  • Đau rát khi quan hệ, đặc biệt là đau bụng dưới.
  • Đau và chảy máu khi đi đại tiện.
  • Ra mủ, máu nhiều có mùi hôi màu vàng xanh hoặc vàng đậm ở vùng cổ tử cung.
  • Bị mắc bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, nhiễm trùng hậu môn.
  • Phụ nữ mang thai khi mắc lậu dễ bị sảy thai, vỡ ối sớm, đẻ non, viêm cấp màng ối, viêm hầu họng… Em bé sinh ra dễ bị viêm kết mạc mắt.
  • Bị nhiễm trùng hầu họng đối với những người quan hệ bằng miệng.
  • Bệnh nhân nhiễm qua các đồ dùng chung có thể bị lở loét ở các bộ phận khác như chân, tay, đùi,…
Ảnh hưởng đến bà bầu
Ảnh hưởng đến bà bầu

Bởi vì các triệu chứng của lậu cầu có điểm giống với viêm âm đạo thông thường, nên các chị em thường chủ quan không điều trị sớm. Đến khi bệnh trở nặng và gây ra biến chứng thì mới vội vàng đi khám. Điều này cực kỳ nguy hiểm!

Nguyên nhân dẫn đến mắc lậu cầu

Đôi khi người nhiễm bệnh không biết lý do vì sao mình nhiễm. Otis sẽ giúp mọi người liệt kê ra các nguyên nhân thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh lậu. Cụ thể là:

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Đây là nguyên nhân chính làm bệnh lậu lây lan ở trong cộng đồng. Ở mọi hình thức quan hệ từ âm đạo, hậu môn, hay miệng đều có nguy cơ bị mắc bệnh. Nếu bạn không vệ sinh trước khi “vào việc” và không sử dụng bao cao su khi quan hệ.
  • Qua truyền máu: Nếu bạn nhận máu hoặc dùng chung kim tiêm với người mắc bệnh lậu thì tỉ lệ bạn bị mắc bệnh rất cao.
  • Lây qua các đồ dùng cá nhân: Việc sử dụng chung các đồ vật như khăn lau, dao cạo, đồ lót,… có dính chất nhầy, máu, mủ của người nhiễm cũng là nguyên nhân lây nhiễm bệnh.
  • Lây truyền từ mẹ sang con: môi trường thuận lợi để vi khuẩn trú ngụ là ở âm đạo, cổ tử cung…khi sinh nở, em bé đi qua các bộ phận đó sẽ có khả năng bị mắc bệnh lậu.

Phòng ngừa và điều trị bệnh

Bệnh lậu có thể chữa khỏi. Nếu người nhiễm phát hiện và điều trị kịp thời. Nhưng chúng ta không nên đợi bị nhiễm để đi điều trị mà nên tự phòng tránh nguy cơ mắc bệnh. Bằng cách thực hiện các biện pháp như:

  • Quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ bừa bãi.
  • Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân, hoặc các vật dụng ở nơi công cộng
  • Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai, để giảm tỷ lệ thai nhi bị lây bệnh từ người mẹ
  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống để nâng cao sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể
  • Đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần

Nếu là người bệnh đang điều trị, bạn nên tuân thủ các quy định, chỉ định của bác sĩ. Rèn luyện và ăn uống điều độ để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.

Điều trị bệnh sớm nhất
Điều trị bệnh sớm nhất

Lậu và giang mai

Đều là những bệnh về đường tình dục, đều nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời nhưng bệnh lậu và giang mai là hai bệnh hoàn toàn khác nhau.

Bệnh lậu

Do vi khuẩn hình cầu gọi là song cầu khuẩn lậu gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu qua quan hệ tình dục.

Bệnh thường ủ bệnh khoảng 10 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Sau đó sẽ có các triệu chứng cụ thể như đau bụng, rối loạn tiểu tiện, rối loạn kinh nguyệt,…

Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ gây ra các biến chứng như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm màng não, bệnh xương khớp,…

Lậu cầu và giang mai
Lậu cầu và giang mai

Giang mai

Giang mai do xoắn khuẩn gây nên. Lây lan qua quan hệ tình dục, truyền máu hoặc từ mẹ sang con.

Thời gian ủ bệnh từ 2-4 tuần và tiến triển với 4 giai đoạn bệnh:

  • Giai đoạn 1 từ sau 3-90 ngày tiếp xúc với nguồn bệnh: Xuất hiện các vết loét ở nơi tiếp xúc với người bệnh, nổi hạch bẹn, không đau ngứa. Sau 3-6 tuần thì tự mất đi.
  • Giai đoạn 2 từ 4-10 tuần sau giai đoạn 1: Xuất hiện nốt ban đỏ, mảng sần, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc kèm theo các triệu chứng như sốt, đau họng, mệt mỏi, tụt cân, đau đầu, nổi hạch…và tự biến mất sau 3-6 tuần.
  • Giai đoạn 3: là thời gian các xoắn khuẩn xâm nhập sâu hơn, rộng hơn và chuẩn bị biến chứng.
  • Giai đoạn 4 xảy ra 3-15 năm sau giai đoạn 1: được chia thành giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và củ giang mai. Gây ra các biến chứng về thần kinh, tim mạch, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Thường thấy nhất là các bệnh như viêm màng não, ảnh hưởng mạch máu não, trầm cảm, rối loạn ý thức, động kinh, đột quỵ, ảo giác, phình mạch,…

Dù là bệnh nào thì đều gây nguy hiểm cho cơ thể con người, vì vậy mọi người nên chú ý cẩn thận, chăm sóc sức khỏe của bản thân để không bị mắc bệnh.

Trên đây là bài viết về Bệnh lậu, Otis Việt Nam mong rằng qua bài viết chị em phụ nữ nói riêng và mọi người nói chung đã có thêm thông tin kiến thức cho bản thân mình!

Câu hỏi liên quan

Bệnh lậu có nguy hiểm không?

Lậu là một trong những bệnh về đường tình dục cực kỳ nguy hiểm
– Gây ra các biến chứng về phụ khoa, tim mạch, xương khớp, não,…
– Gây vô sinh, hiếm muộn
– Ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như cuộc sống gia đình
– Bệnh ở giai đoạn mãn tính có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng

Khi nào có thể quan hệ tình dục sau khi điều trị bệnh lậu?

Thời gian thích hợp là 7 ngày sau khi dùng hết các loại thuốc điều trị. Để tránh tái nhiễm cũng như gây nhiễm cho người khác, bạn không nên quan hệ tình dục khi chưa hoàn tất việc điều trị. Và cần sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ. 

Otis Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết mới

Salad chay – Lựa chọn thông minh của sức khỏe

Salad chay với đầy đủ hương vị tươi ngon mà cách làm lại nhanh chóng và dễ dàng. Chỉ...
- Sản phẩm bán chạy -spot_img